Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 - Văn bản 2: Nước biển dâng, bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 - Văn bản 2: Nước biển dâng, bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 2: NƯỚC BIỂN DÂNG: BÀI TOÁN KHÓ CẦN GIẢI TRONG THẾ KỈ XXI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Về diện tích, biển và đại dương bao phủ bao nhiêu % bề mặt Trái Đất?

  1. 33%
  2. 50%
  3. 72%
  4. 90%

Câu 2: Sự thay đổi mực nước bởi tác động của khí hậu:

  1. Tương đối khó nhận biết
  2. Dễ quan sát được bằng mắt thường vì có biên độ lớn
  3. Tương tự như sự thay đổi mực nước bởi thuỷ triều
  4. Không bao giờ xảy ra vì biển không có mối quan hệ mật thiết với khí hậu

Câu 3: Các số liệu có vai trò gì trong văn bản?

  1. Hỗ trợ việc trình bày thông tin được khách quan, chân thực
  2. Giúp người đọc dễ dàng hình dung vấn đề
  3. Làm tăng tính chất toán học trong văn
  4. Cả A và B.

Câu 4: Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của:

  1. Hoạt động thương mại của con người
  2. Chế độ chính trị
  3. Tác động của giáo dục
  4. Khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió

Câu 5: IPCC là:

  1. Cơ sở dữ liệu về Biến đổi khí hậu toàn cầu
  2. Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
  3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường
  4. Hiệp ước Kinh tế trên biển

Câu 6: Trong báo cáo đánh giá khoa học mới nhất của IPCC, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên bao nhiêu từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho đến nay?

  1. -10 cm
  2. 1 cm
  3. 20 cm
  4. 300 cm

Câu 7: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì?

  1. Số liệu
  2. Biểu đồ
  3. Chú giải
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hình thành từ hàng triệu năm trước, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu.
  2. Biển và đại dương tạo ra hơn một nửa nguồn oxi mà chúng ta thở hằng ngày, cung cấp một nguồn hải sản đa dạng, giúp vận chuyển 3/4 hàng hoá tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó nguồn tài nguyên thiết yếu như dầu mỏ.
  3. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
  4. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3.000 ki-lô-mét.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Dao động thuỷ triều được hình thành do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời tác động lên Trái Đất, làm khối chất lỏng trên bề mặt nó (biển và đại dương) biến đổi.
  2. Ở Biển Đông, thuỷ triều có hai lần dâng lên đạt đỉnh và hai lần mực nước đạt thấp nhất, được kết hợp từ các thành phần nhật triều và bán nhật triều có tần số và biên độ khác nhau của sóng biển.
  3. Khoảng dao động tổng hợp của thuỷ triều vùng Biển Đông có độ lớn trung bình từ 20 - 30 mét, tuỳ địa điểm dọc bờ biển.
  4. Một số nơi như vịnh Phăn-đi (Fundy) – Ca-na-đa (Canada) và cửa sông Xe-vân (Severn) – Anh, biên độ thuỷ triều hằng ngày có thể đạt tới 15 - 16 mét.

Câu 3: Đâu là sự khác nhau giữa hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu và do các nguyên nhân khác?

  1. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm hơn
  2. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu thường rất nhỏ, chỉ vài mi-li-mét mỗi năm
  3. Không giống như thuỷ triều hay nước dâng do bão hết lên rồi lại xuống, lượng tăng lên do biến đổi khí hậu là vĩnh viễn và không đảo ngược được.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải thành phố chịu tác động lớn từ vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu kết hợp với triều cường?

  1. New York
  2. Amsterdam
  3. Trùng Khánh
  4. Hồ Chí Minh

Câu 5: Đoạn sau đây nói về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nước biển dâng?

(1) Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra chảy ra biển. (2) Dù lượng băng này sẽ tan ra vào mùa hè và được bổ sung vào mùa đông, khí hậu ấm khiến lượng băng tan nhanh hơn và lượng đóng băng giảm đi. (3) Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển. (4) Khi nước biển ấm hơn, thể tích sẽ tăng lên, dẫn tới việc mực nước biển sẽ dâng cao hơn. (5) Các nguyên nhân khác gắn với địa vật lí biển và khí hậu, như thay đổi của dao động khí hậu, biến đổi dòng chảy, biến dạng hình Trái Đất,...

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (2), (3)
  2. (1), (3)
  3. (3), (4), (5)
  4. Không có câu nào.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về mức nước biển dâng?

  1. Mức nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau.
  2. Ngược dòng về quá khứ, đã có những giai đoạn nước biển thấp hơn ngày nay đến 300 - 400 mét, hay cũng có những thời kì mực nước dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay.
  3. Có một số giai đoạn nước biển dâng có chững lại, nhưng ngay sau đó lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn.
  4. Trong những năm gần đây, mức nước biển dâng bắt đầu trở nên giống với thời kì hàng nghìn năm về trước, ở một tốc độ không thể kiểm soát được.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nhan đề “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” đã nêu được nội dung chính nào của văn bản?

  1. Nước biển dâng là một bài tập khó trong môn Toán ở thế kỉ XXI.
  2. Nước biển dâng là một vấn đề khó cần phải được giải quyết trong thế kỉ XXI.
  3. Tiến trình nước biển dâng qua các giai đoạn
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng được thể hiện như thế nào ở văn bản này?

  1. Văn bản trình bày được những ý quan trọng như khái niệm, đặc điểm, lí do xuất hiện, tác động, …
  2. Văn bản được trình bày trên cơ sở khoa học, ngôn ngữ khoa hoc, hàn lâm
  3. Văn bản nói lên được tầm quan trọng của việc đưa các vấn đề thực tiễn vào sách vở để giáo dục con người
  4. Cả A và B.

Câu 3: Chỉ ra các trình bày và triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản?

  1. Theo trật tự thời gian
  2. Theo quan hệ nhân quả
  3. Theo mức độ quan trọng và phân loại ý tưởng
  4. Theo cách liệt kê ý chính và diễn giải, kết hợp với dùng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 4: Vấn đề đặt ra trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung?

  1. Vấn đề “nước biển dâng” có ảnh hưởng nhỏ đối với Việt Nam, nhưng có ảnh hưởng lớn đến thế giới.
  2. Vấn đề “nước biến dâng” đang trực tiếp ảnh hưởng đến những vùng ven biển ở nước ta và trên thế giới.
  3. Một phần nguyên nhân gây ra vấn đề này là từ phía Việt Nam, phần nhiều là do thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cách dẫn dắt vào nội dung chính bài đọc ở phần sapo là gì?

  1. Đưa ra khái niệm “nước biển dâng”.
  2. Nêu một cách ngắn gọn, khái quát tình trạng và tác động của “nước biển dâng”.
  3. Đưa ra những bí mật không tưởng về tình trạng “nước biển dâng” nhằm thu hút người đọc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là bài toán khó?

  1. Vì nó gây ra rất nhiều tác động xấu cho con người nhưng chúng ta hiện tại không có giải pháp nào để khiến cho nước biển hạ xuống trong khi khi mực nước biển ngày càng tăng nhanh
  2. Vì nó tác động đến những yếu tố tâm linh, một vấn đề mà hiện tại chúng ta chưa thể tiếp cận được.
  3. Vì cả thể giới không đồng lòng chung sức để chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nên tình trạng này sẽ tiếp diễn lâu dài và gây ra nhiều hệ luỵ
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay