Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 - Văn bản 1: Đổi tên cho xã

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 - Văn bản 1: Đổi tên cho xã. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

VĂN BẢN 1: ĐỔI TÊN CHO XÃ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì?

  1. Buổi lễ đổi tên cho xã cùng với tên của các bộ phận khác, thay đổi cách thức làm việc,… nhằm hướng tới một xã giàu đẹp, văn minh.
  2. Cuộc nói chuyện giữa Chủ tịch xã và những người đã có nghề trong xã để đổi mới cơ chế làm việc, phương thức kinh doanh
  3. Buổi lễ giả tạo về công cuộc đổi mới cho một xã nghèo bất chấp những chính sách, chủ trương của Nhà nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích liên quan như thế nào với tên vở kịch “Bệnh sĩ”?

  1. Liên quan trực tiếp. Đoạn trích nhằm phê phán thói xấu: thích sĩ diện, ham hư danh, mơ mộng, ảo tưởng
  2. Có liên quan một phần. Đoạn trích đã phần nào nói lên tính sĩ của nhân vật ông Nha.
  3. Không có liên quan. Đoạn trích không nói gì về bệnh sĩ.
  4. Liên quan gián tiếp. Những điều mà ông Văn Sửu nói cho thấy ông rất hiểu tác hại của bệnh sĩ.

Câu 3: Mục đích của cuộc họp là gì?

  1. Thảo luận về các chính sách đối ngoại của xã.
  2. Gặp mặt, lấy ý kiến giữa lãnh đạo của xã và nhân dân trong xã nhằm tiến tới một xã phát triển bậc nhất
  3. Đổi tên, mục tiêu hoạt động của xã và các ban, bộ phận khác nhằm tiến tới một xã phát triển bậc nhất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Từ ngữ nào sau đây cho thấy sự ảo tưởng của chủ tịch xã?

  1. Lịch sử xã ta mở sang một trang mới
  2. Thay đổi trời đất, sắp đặt giang sơn,…
  3. Những trang chữ vàng chói lọi
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ông Chủ tịch xã đã hình dung về tương lai của xã Cà Hạ như thế nào?

  1. Có một mô hình kinh tế mới, không bó hẹp trong việc trồng trọt hoa màu hay tết thảm bẹ ngô như cũ mà sẽ phát triển rộng ra các lĩnh vực,…
  2. Xã Cà Hạ trở thành một điển hình tiên tiến, giàu có, văn minh của toàn huyện, toàn tỉnh và có thể của toàn quốc
  3. Đời sống nhân dân sẽ lên cao, tương lai gia đình nào cũng sẽ có nhà ngói, ti vi, tủ lạnh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Chủ nhiệm Trung tâm điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp có tên cũ là gì?

  1. Chủ tịch hợp tác xã
  2. Đội trưởng đội Sáu
  3. Tổ trưởng Tổ nề mộc
  4. Đội trưởng đội Hai

Câu 7: Chi tiết nào cho thấy ông Nha là người ảo tưởng?

  1. Trước ghét, bây giờ không được ghét nữa.
  2. Ta sẽ thắng giòn giã. Pháo Hùng Tâm phải đánh gục pháo Bình Đà, pháo Đồng Kỵ.
  3. Quan trọng là cái tiếng, ông hiểu chưa?
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Qua văn bản, ta có thể thấy đây là một vở:

  1. Hài kịch
  2. Bi kịch
  3. Chính kịch
  4. Tạp kĩ

Câu 9: Tác giả của văn bản “Đổi tên cho xã” là ai?

  1. Nguyễn Huy Tưởng
  2. Lưu Quang Vũ
  3. Học Phi
  4. Nguyễn Thái Học

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Điểm khác giữa cách trình bày kịch với cách trình bày một truyện ngắn là gì?

  1. Sử dụng nhiều thủ pháp chứng minh, lời lẽ mang tính pháp luật.
  2. Không phân chia đoạn, không có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
  3. Tập trung vào lời thoại là chủ yếu, lời thoại được tách ra gắn với tên nhân vật ở đầu dòng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đoạn chữ in nghiêng ở phần mở đầu có nhiệm vụ gì?

  1. Tóm tắt nội dung của cảnh
  2. Nêu bối cảnh, nhân vật
  3. Nêu những yêu cầu đối với một vở kịch
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hãy nhận xét về tên của các nhân vật.

  1. Tên nhân vật chủ yếu là những từ ngữ thuần Việt, gắn với cuộc sống thôn quê, nếu xét theo cách đặt tên ngày nay thì là không hay.
  2. Tên nhân vật có tính mới mẻ, sang trọng, lịch thiệp, khác với cách đặt tên ở thời điểm trong văn bản.
  3. Tên nhân vật chủ yếu là kết hợp những từ Hán Việt, mang màu sắc Trung Hoa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Em đánh giá thế nào về những hình dung của ông Chủ tịch xã về tương lai của xã Cà Hạ?

  1. Điều đó thể hiện khát khao đưa xã mình hùng mạnh.
  2. Đó là sự mơ mộng, dự đoán không có căn cứ, không thực tế.
  3. Những hình dung này thể hiện cái nhìn mới mẻ, khác với suy nghĩ của những người trước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn (trừ phần ở đầu)?

  1. Vì những dòng chữ này có tính chất bổ sung ý nghĩa cho các câu trước đó.
  2. Vì những dòng chữ này không thuộc lời thoại của nhân vật, được dùng để chỉ hành động,…
  3. Vì những dòng chữ này tạo nên sự tương tác giữa văn bản với người đọc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

  1. Thay đổi từ những tên nghe thông tục trở nên mĩ miều, sang trọng hơn.
  2. Thay đổi từ những tên tiếng Việt đơn giản thành những tên tiếng Anh.
  3. Thay đổi từ những tên đơn giản, gần gũi, ngắn gọn thành những cái tên dài, kiểu giống như các ban, bộ đứng đầu Nhà nước, các tổ chức, công ty lớn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Qua văn bản ta có thể thấy gì về thư kí Văn Sửu?

  1. Là một người có học, có hiểu biết, thể hiện qua việc đặt tên, hay việc nhắc cho ông Nha về Lương Định Của,…
  2. Là một người thích nịnh hót, thể hiện qua các câu bình luận, khen lời của ông Nha: “Đúng! Phải có chí tiến thủ, phải có hoài bão lớn”, “Cô Nhàn thừa hưởng ở bác đầu óc táo bạo,…”,…
  3. Là một người trung với Đảng, hiếu với dân, luôn là một tấm gương sáng cho các cán bộ khác noi theo.
  4. Cả A và B.

Câu 8: Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn từ “Dẹp những việc manh mún … em hiểu, pháo Tết” có gì gây cười?

  1. Không có gì gây cười
  2. Mối quan hệ thân thiết với ông chủ tịch huyện.
  3. Sử dụng từ ngữ không tự nhiên: “bung ra pháo”.
  4. Cả B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Trong văn bản, ông Chủ tịch xã luôn lo cho dân cho nước nhưng người dân thì không như vậy.
  2. Trong văn bản là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng.
  3. Trong văn bản có sự phối kết hợp giữa hình thức bề ngoài và thực tế bên trong.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm nên thường trở nên lố bịch, hài hước. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Nhân vật ông Nha không biết gì về khoa học nhưng lại luôn nói những điều to tát, cao siêu, hiện đại,…
  2. Nhân vật ông Sửu có kiến thức nhưng lại không khuyên giải những người có thói xấu.
  3. Nhân vật ông Thình chất phác, không có học nhưng lại muốn thực hiện những dự án lớn lao.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thủ pháp trào phúng trong hài kịch chủ yếu là nghệ thuật phóng đại. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Bản báo cáo tài chính của xã Cà Hạ được sửa đổi, thêu dệt để chứng tỏ cho các xã khác thấy xã mình là một xã giàu có.
  2. Những lời nói của ông Nha, mặc dù chỉ là một chủ tịch xã nhỏ nhoi nhưng luôn nói như thể mình là một Bộ trưởng.
  3. Những lời phát biểu của ông Chủ tịch xã được phóng đại lên nhiều lần bằng các lời lẽ hoa mĩ, sáo rỗng để người đọc thấy rõ bệnh khoa trương, hình thức đến mức giả dối, lố bịch.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội?

  1. Kiểu người không vì có chức có quyền mà hiếp đáp dân lành, là người luôn vì dân vì nước.
  2. Kiểu người có lòng nhưng sức có hạn, muốn giúp dân khỏi cảnh đói khổ nhưng không làm thế nào được.
  3. Kiểu người vừa có tâm vừa có tầm.
  4. Kiểu người không có học, kém hiểu biết nhưng lại thích hư danh, mơ mộng những điều to tát.

Câu 5: Hãy nhận xét về cách ví von của ông Nha “như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi”.

  1. Cách ví von cho thấy ông Nha là một người có hiểu biết lịch sử rất sâu rộng.
  2. Cách ví von, so sánh này không có sự tương xứng. Câu chuyện của Nguyễn Trãi – Lê Lợi ở một tầm cỡ khác hoàn toàn.
  3. Cách ví von, so sánh này không có sự tương xứng. Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi làm những việc đúng đắn chứ không như Văn Sửu và ông Nha.
  4. Cả B và C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn thoại sau:

Chúng ta có thể thấy điều gì về ông Độp qua đoạn thoại trên?

  1. Ông Độp là một người kém hiểu biết, chẳng hiểu gì cả, nhưng lại rất hứng thú bởi những thứ mĩ miều, xa vời, những thứ hình thức, giả tạo. Có thể thấy, qua vở kịch tác giả cũng cho thấy cái nhìn hạn hẹp của nhiều người dân nước ta thời trước.
  2. Ông Độp là một người hài hước, biết cách trêu chọc thói sĩ diện, hư vinh của ông chủ tịch xã một cách tinh tế, khéo léo.
  3. Ông Độp là một người ngu si, đần độn, nhu nhước, chẳng biết làm gì.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Đọc 1: Đổi tên cho xã

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay