Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 - Văn bản 1: Sao băng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 - Văn bản 1: Sao băng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: SAO BĂNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Không tính sapo thì văn bản được chia thành mấy phần chính?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 7

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về sao băng?

  1. Là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên
  2. Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất
  3. Là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời
  4. Là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ hoặc mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau

Câu 3: “…………… chính là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng”.

  1. Sao chổi
  2. Sự vỡ vụn của thiên hà
  3. Phép thuật của tiên nữ
  4. Sự thay đổi của tính chất sao

Câu 4: Chu kì của các trận mưa sao băng thường là:

  1. 3 tháng
  2. 1 năm
  3. 5 năm
  4. Không xác định

Câu 5: Yếu tố nào có thể cản trở việc xem cơn mưa sao băng?

  1. Mây
  2. Độ ô nhiễm của không khí
  3. Quá nhiều ảnh sáng
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Khu vực nào trên Trái Đất có thể dễ nhìn thấy sao băng nhất?

  1. Những nơi gần xích đạo Trái Đất
  2. Châu Âu
  3. Trên biển
  4. Hai cực của Trái Đất

Câu 7: Theo quan niệm xưa, khi nhìn thấy sao băng thì người ta cho rằng:

  1. Đã có một ai đó chết
  2. Đã có một đứa trẻ ra đời
  3. Thế gian sắp đến ngày tận thế.
  4. Cả A và C.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Các đề mục in nghiêng khác đề mục in đậm ở chỗ nào?

  1. Là những ý nhỏ hơn
  2. Là những ý lớn hơn
  3. Là nội dung phụ
  4. Là nội dung chính.

Câu 2: Mức độ xuất hiện của sao băng, mưa sao băng theo những nghiên cứu ở hiện tại như thế nào?

  1. Rất hiếm
  2. Tương đối
  3. Nhiều
  4. Vô số, ngày nào cũng có.

Câu 3: Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?

  1. Có, vì chúng ta có thể xác định được qua quy đạo của Trái Đất và các ngôi sao chổi.
  2. Có, vì có những cuốn sách cổ ghi chép lại cách tính chu kì sao băng.
  3. Không, vì mưa sao băng đến nay vẫn là một hiện tượng bí ẩn.
  4. Không, vì chúng ta chưa có các công cụ đủ hiện đại để tính toán thời điểm một ngôi sao phát nổ.

Câu 4: Những ngôi sao băng sẽ không còn thơ mộng nếu:

  1. Bị phù phép thành những điềm gở
  2. Chúng quá lớn và rơi xuống bề mặt địa cầu
  3. Chúng đột nhiên biến mất trên bầu trời
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Người viết có tin vào điềm xấu khi thấy sao băng không?

  1. Có, vì chính người viết từng gặp hoạ có liên quan đến sao băng.
  2. Có, vì người viết theo chủ nghĩa duy tâm.
  3. Không, vì người viết cho rằng những điềm báo khi có sao băng không có cơ sở khoa học.
  4. Không, vì người viết không nói gì về điều này.

Câu 6: Vì sao con người thường ước khi nhìn thấy sao băng?

  1. Vì từ cổ chí kim, luật pháp của mọi thời đại đều quy định khi nhìn thấy sao băng thì con người phải ước nguyện.
  2. Vì từ xưa tới nay, con người ta luôn tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật.
  3. Vì người ta sợ hoạ sẽ ập đến nếu không tôn kính thần linh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải một thông tin chính là văn bản cung cấp?

  1. Khái niệm sao băng
  2. Lí do xuất hiện mưa sao băng
  3. Phương thức hình thành sao băng nhân tạo
  4. Cách để xem được cơn mưa sao băng

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng. Dựa vào đâu để nhận biết nhanh được các thông tin ấy?

  1. Các đề mục lớn
  2. Các ý chính trong phần “Làm sao để xem được những cơn mưa sao băng?”
  3. Dựa vào việc tìm hiểu các thông tin bổ sung trên mạng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo cách nào?

  1. Theo trật tự thời gian
  2. Theo quan hệ nhân quả
  3. Theo mức độ quan trọng và phân loại ý tưởng
  4. Theo cách liệt kê ý chính và diễn giải

Câu 4: Đoạn sapo có nội dung là gì?

  1. Trình bày khái niệm và các nghiên cứu khoa học về sao băng.
  2. Giới thiệu về sao băng, những câu hỏi thường được đặt ra, nhằm gợi mở cho nội dung được trình bày ở phần sau.
  3. Hé lộ những bí mật không tưởng về sao băng, nhằm thu hút người đọc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy sao băng khi chúng không phải một quả cầu sáng hay thứ gì đó tương tự?

  1. Vì khi chúng đi qua Trái Đất thì bị thay đổi về lực tác dụng nên phát sáng.
  2. Vì mắt của chúng ta khi lên bầu trời đêm khuya không hoạt động như ban ngày vì thế có thể dễ tiếp nhận được ánh sáng từ sao băng.
  3. Vì các vật thể tạo ra sao băng tuy không tự thân phát sáng nhưng do di chuyển ở tốc độ rất lớn cùng với một số yếu tố khác khiến chúng bị nung đến mức nóng và phát ra ánh sáng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao văn bản này lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

  1. Vì tính chất chủ quan, duy tâm, duy ý chí của người viết.
  2. Vì khi nói về sao băng thì người ta chỉ có thể nói về nó dưới dạng một văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.
  3. Vì sao băng là một hiện tượng tự nhiên và các thông tin trong bài được trình bày trên cơ sở khoa học để giải thích về hiện tượng này.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 1: Sao băng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay