Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 10 Đọc: Thách thức đầu tiên - Đọc như một hành trình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Đọc: Thách thức đầu tiên - Đọc như một hành trình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: SÁCH – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH

THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN: ĐỌC NHƯ MỘT HÀNH TRÌNH

(18 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Đọc văn bản Lời giới thiệu cuốn sách “Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể” và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:

Câu 1: Tác giả đã giới thiệu những thông tin gì về cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể?

  1. Nhan đề, thể loại, hoàn cảnh ra đời.
  2. Đề tài, đặc điểm nội dung, nghệ thuật.
  3. Giá trị độc đáo của cuốn sách.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Theo lời giới thiệu, cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể mang đề tài gì?

  1. Giáo dục học sinh tiểu học.
  2. Cách tạo nề nếp kỉ luật cho học sinh tiểu học.
  3. Sự pha trò mới tinh của cậu học trò nổi tiếng nhất trong số những cậu nhóc tiểu học.
  4. Ước mơ của những cô cậu học trò tiểu học.

Câu 3: Nét đặc sắc nghệ thuật trong cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể là gì?

  1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ thơ đặc sắc, độc đáo.
  2. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ trẻ thơ với nét vẽ thi vị, vui nhộn và đầy khác biệt.
  3. Ngôn ngữ độc đáo, mới lạ, phù hợp với lứa tuổi.
  4. Khắc họa những bức tranh về trường học một cách thú vị, thu hút.

Câu 4: Mối quan hệ giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách là gì?

  1. Nhân vật nhóc Ni-cô-la trong cuốn sách là thành quả sinh ra từ tình bạn của các tác giả.
  2. Cuốn sách kể lại những kỉ niệm tuổi ấu thơ của các tác giả.
  3. Cuốn sách kể lại quá trình tưởng tượng nên nhân vật Ni-cô-la của các tác giả.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Nhân vật nhóc Ni-cô-la có đặc điểm gì?

  1. Mang vẻ ngoài của một người trưởng thành hơn tuổi.
  2. Mang vẻ ngoài đầy chất lãng mạn.
  3. Mang vẻ ngoài đầy chất hiện thực.
  4. Trong văn bản không đề cập đến.

Câu 6: Để có thể thám hiểm thế giới trong trang sách, chúng ta cần chú ý những điều gì khi đọc?

  1. Nhan đề, đề tài cuốn sách.
  2. Điều làm nên sự độc đáo của cuốn sách
  3. Những sự việc, chi tiết thể hiện dấu ấn của trí tưởng tượng trong cuốn sách.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đọc văn bản Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình! và trả lời các câu hỏi từ 7 đến 10:

Câu 7: Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết bài thơ Nói với con ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Ngay sau hi con gái nhà thơ ra đời.
  2. Đất nước vừa bước ra khỏi thời kì chống đế quốc Mỹ kéo dài và gian khổ, đất nước bước vào giai đoạn xây dựng lại đất nước.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 8: Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ Nói với con chủ yếu nhằm mục đích gì?

  1. Lưu giữ bài học dành cho đứa con nhỏ vừa chào đời.
  2. Tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
  3. Động viên dân tộc đoàn kết vượt qua thời kì khó khăn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Theo lời nhà thơ Y Phương, điều mà ông muốn nói thông qua hai câu thơ Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con là gì?

  1. Gợi nhắc về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
  2. Biểu hiện lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc Tày.
  3. Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, hòa nhập với nền văn hóa đa dạng trên thế giới nhưng không hòa tan.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong những dòng thơ sau là hình ảnh như thế nào?

- Chân phải bước tới cha

  Chân trái bước tới mẹ

- Vách nhà ken câu hát.

  1. Vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
  2. Là hình ảnh thực.
  3. Là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Mỗi tác phẩm văn học tái hiện một thế giới như thế nào?

  1. Là những vùng đất, miền quê với những phong tục, tập quán khác nhau.
  2. Là những thời đại, giai đoạn hoặc khoảnh khắc của lịch sử, của cuộc đời con người.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 2: Các tác giả cần có điều gì để sáng tác nên những tác phẩm?

  1. Có xúc cảm mãnh liệt.
  2. Những trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người và về chính mình.
  3. Trí tưởng tượng phong phú.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Việc tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời trong quá trình đọc có tác dụng gì?

  1. Giúp em có thể khám phá được mọi ngóc ngách trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
  2. Giúp em hiểu sâu hơn về đặc điểm nội dung, nghệ thuật và những vấn đề của đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
  3. Giúp em hiểu được những thông điệp tác giả gửi gắm tới người đọc qua tác phẩm.
  4. Giúp em có thêm vốn kiến thức về văn học.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phần Vận dụng và Vận dụng cao:

TẬP TRUYỆN QUÊ MẸ CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH

          Quê mẹ là tập truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Thanh Tịnh, xuất bản lần đầu năm 1941, gồm 13 truyện, có lời Tựa của Thạch Lam. Trong lần tái bản năm 1983, tác phẩm được bổ sung thêm năm truyện: Am culi xe, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Một đêm xuân, Làng. […]

          Thạch Lam đã nhận xét khá tinh tế trong bài Tựa: “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre để ca hát những đám mây và những làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê,… Thanh Tịnh đã cho chúng ta nghe cái tiếng sáo nhỏ và thanh của ông, khẽ nổi lên lẫn với tiếng hò của bạn gặt trên sông để ca ngợi cái tình và cái thi vị của một vùng.”.

          Trong tập truyện, tác giả tập trung viết về nông thôn xứ Huế của ông. Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thi vị - làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quạnh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm cô đơn, mơ hồ ngoài quãng đồng xa vắng; dòng sông vắng và những con đò mỏng mảnh ngược xuôi tưởng như lúc nào cũng chở đầy những câu hò tha thiết, gợi nhớ. Trên bối cảnh thơ mộng và phảng phất vị buồn ấy, tác giả đi sâu vào đời sống tình cảm của những người nông dân nghèo miền Trung. Tình yêu đằm thắm của những cô Sương (Tình thư), cô Duyên (Bên con đường sắt), tình yêu trong sáng nhưng thoảng qua như một ảo ảnh của Phương, người gái góa chèo đò (Bến Nứa). Tình yêu làng quê lặng lẽ, sâu kín nhưng lúc nào cũng da diết đến quặn lòng của những cô Thảo, cô Hoa lấy chồng xa (Quê mẹ, Con so về nhà mẹ), của những người như Tâm phải sống tha phương cầu thực (Chuyến xe lửa cuối năm), thậm chí của cả vị sư già tưởng như đã đứt lòng trần “giữa một trái núi bốn mùa mây phủ” trong “một mái am tranh nương nhẹ mình trên một tòa đá cheo leo” (Một đêm xuân). Những nhân vật trong truyện của ông người nào cũng ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, đôn hậu,… nhưng hầu như ai cũng có nỗi khổ đau riêng. Có khi vì phải xa quê. Có khi gặp trắc trở trong tình yêu. Hầu hết vì nghèo, phải hai sương một nắng nhưng chẳng đủ sống. Vì thế, có chỗ cả làng phải suốt đời sống trên phá rộng sông dài và chết hết trong một trận bão khủng khiếp (Làng). Có người liều mạng ngậm ngải tìm trầm để tính chuyện mưu sinh cho vợ con, cuối cùng hóa thành hổ, vĩnh viễn phải sống sinh li (Ngậm ngải tìm trầm). Tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn Am culi xe. Ông gợi lên hình ảnh thật tội nghiệp: một cháu bé mười tuổi, rách rưới, gầy còm, đêm đêm dắt người ông mù già yếu, kéo một chiếc xe tay cũ nát, bánh nhồi rơm, lủi thủi đi dưới trời mưa. Một đêm kia, ông già chết gục vì đói rét và buồn khổ, để lại đứa cháu côi cút.

         Nhìn chung, Thanh Tịnh thuộc một phong cách nghệ thuật gần với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu (Phấn thông vàng) nhưng có sắc thái riêng: Ông thích những cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, bâng khuâng, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu. Chính với phong vị trữ tình thấm thía này, ngòi bút của ông chinh phục được người đọc.

(Theo Trần Hữu Tá, Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2003)

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nội dung văn bản được trình bày theo trật tự nào?

  1. Giới thiệu nội dung tập truyện à giới thiệu khái quát tập Quê mẹ à nhận xét, đánh giá về tập truyện.
  2. Giới thiệu khái quát về tập Quê mẹ à giới thiệu nội dung tập truyện à nhận xét, đánh giá về tập truyện.
  3. Nhận xét, đánh giá về tập truyện à giới thiệu khái quát tập Quê mẹ à giới thiệu nội dung tập truyện.
  4. Giới thiệu nội dung tập truyện à Nhận xét, đánh giá về tập truyện à Giới thiệu khái quát về tập Quê mẹ.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là không đúng?

  1. Trong lần tái bản năm 1983, tập truyện Quê mẹ gồm 18 truyện ngắn.
  2. Không gian nghệ thuật trong tập truyện là làng Mỹ Lý, xứ Huế, quê hương của Thanh Tịnh.
  3. Tập truyện viết về đời sống tình cảm của những người nông dân nghèo xứ Huế.
  4. Tập Quê mẹ xuất bản lần đầu năm 1941, có lời Tựa của Thế Lữ.

Câu 3: Điểm chung của các nhân vật trong tập truyện Quê mẹ là gì?

  1. Luôn gặp bất hạnh, trắc trở trong cuộc sống.
  2. Luôn lạc quan, yêu đời, chất phác, hồn hậu.
  3. Luôn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn và ai cũng có nỗi khổ đau riêng.
  4. Luôn mong muốn khẳng định bản thân, sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Truyện nào được người viết đánh giá là tiêu biểu hơn cả trong tập Quê mẹ?

  1. Ngậm ngải tìm trầm.
  2. Am culi xe.
  3. Tôi đi học.
  4. Quê mẹ.

Câu 2: Dòng nào sau đây nêu trực tiếp ý kiến nhận xét của người viết về tập Quê mẹ?

  1. Quê mẹ là tập truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Thanh Tịnh, xuất bản lần đầu năm 1941, gồm 13 truyện, có lời Tựa của Thạch Lam.
  2. Trong lần tái bản năm 1983, tác phẩm được bổ sung thêm năm truyện: Am culi xe, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Một đêm xuân, Làng.
  3. … Ông thích những cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, bâng khuâng, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu.
  4. “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre để ca hát những đám mây và những làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê…”.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 10 Thách thức đầu tiên: Đọc như một hành trình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay