Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thu điếu (Nguyễn Khuyến). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thu điếu”?

  1. Nguyễn Trãi.
  2. Nguyễn Du.
  3. Nguyễn Khuyến.
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 2: Quê hương của Nguyễn Khuyến ở đâu?

  1. Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  2. Ý Yên, tỉnh Nam Định.
  3. Xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
  4. Thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 3: Tên gọi khác của Nguyễn Khuyến là gì?

  1. Tam Nguyên Yên Đổ.
  2. Chế Lan Viên.
  3. Nguyễn Thứ Lễ.
  4. Nguyễn Trương Thiên Lí.

Câu 4: Hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

  1. Hải Thượng Lãn Ông.
  2. Ức Trai.
  3. Quế Sơn.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

  1. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.
  2. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
  3. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.
  4. Thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế.

Câu 6: Những sáng tác của Nguyễn Khuyến chủ yếu viết bằng loại chữ nào?

  1. Chữ Quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Cả chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 7: Chùm ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến là?

  1. Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
  2. Thu điếu, Thu xuân, Thu qua.
  3. Thu vịnh, Thu điếu, Thu tàn.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 8: Bài thơ “Thu điếu” được chia làm mấy phần?

  1. 6
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 9: “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm 3 bài thơ của Nguyễn Khuyến đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 10: Sắp xếp các câu thơ dưới đây theo trình tự hợp lí?

  1. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
  2. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
  3. Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
  4. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  5. 2, 3, 4, 1.
  6. 2, 4, 1, 3.
  7. 1, 2, 3, 4.
  8. 4, 3, 2, 1.

Câu 11: “Thu điếu” được Nguyễn Khuyến sáng tác trong khoảng thời gian nào?

  1. Khi Nguyễn Khuyến đang làm quan.
  2. Khi Nguyễn Khuyến đang ở ẩn tại quê nhà.
  3. Khi Nguyễn Khuyến đang ở quê ngoại.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 12: “Câu cá mùa thu” được viết bằng chữ Hán đúng hay sai?

  1. Đúng.

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ ca Nguyễn Khuyến?

  1. Nguyễn Khuyến đưa cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống thân thuộc, bình dị của làng quê vào trong thơ một cách tự nhiên, tinh tế.
  2. Ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Khuyến vừa chân thực vừa tài hoa.
  3. Ngôn ngữ thơ giản dị mà điêu luyện.
  4. Nguyễn Khuyến sáng tác thơ bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề “Thu điếu”?

  1. Nhan đề bài “Thu điếu” vừa có ý nghĩa “mùa thu câu …” (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ “ngư” là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa “mùa thu xót thương” theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề…
  2. Thông thường vẫn hiểu là vịnh mùa thu, nhưng về chữ Hán còn cho phép hiểu là mùa thu, làm thơ.
  3. Mùa thu uống rượu là nhãn tự.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 3: Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ là?

  1. Từ xa đến gần.
  2. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
  3. Từ cao xuống thấp.
  4. Từ ngoài vào trong.

Câu 4: Bức tranh mùa thu được tác giả khắc họa trong bài thơ thuộc vùng nào?

  1. Nam Trung Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Đồng bằng Bắc Bộ.
  4. Đồng bằng song Cửu Long.

Câu 5: “Thu điếu” được viết theo thể thơ nào?

  1. Ngũ ngôn.
  2. Thất ngôn bát cú.
  3. Lục bát.
  4. Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 6: Những hình ảnh nào dưới đây xuất hiện trong bài thơ?

  1. Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc.
  2. Sông Hồng, thuyền câu, ngõ nhỏ.
  3. Núi, sông, ao.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Chuyển động của sự vật trong bài thơ như thế nào?

  1. Mạnh mẽ.
  2. Dữ dội.
  3. Nhẹ nhàng.
  4. Nhanh nhẹn.

Câu 8: Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với sự vật nào?

  1. Biển lớn.
  2. Mặt ao hẹp, ngõ trúc.
  3. Ngõ nhỏ.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 9: Hai câu đề trong bài thơ là?

  1. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  2. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
  3. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
  4. Tựa gối, buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 10: Hai câu kết trong bài thơ là?

  1. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  2. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
  3. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
  4. Tựa gối, buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 11: Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là?

  1. Dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng.
  2. Tăng tiến.
  3. Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai? “Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

  1. Đúng
  2. Sai

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” có tác dụng gì?

  1. Nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ.
  2. Diễn tả tốc độ rơi của lá.
  3. Diễn tả màu sắc của lá mùa thu.
  4. Diễn tả sự trôi nhanh của thời gian.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay