Trắc nghiệm bài 1 KNTT: Câu chuyện của lịch sử - Thực hành tiếng việt: Biệt ngữ xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: câu chuyện của lịch sử - Thực hành tiếng việt: Biệt ngữ xã hội Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆT NGỮ XÃ HỘI

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là biệt ngữ xã hội?

  1. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
  2. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  3. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.
  4. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Câu 2: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

  1. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
  2. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
  3. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
  4. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

  1. Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.
  2. Tùyhoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  3. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

  1. Sai.
  2. Đúng.

Câu 5: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?

  1. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
  2. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
  3. Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.
  4. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.

Câu 6: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?

  1. Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.
  2. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.
  3. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
  4. Cách thức và mục đích giao tiếp.

Câu 7: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

  1. Trong khẩu ngữ.
  2. Trong thơ văn.
  3. Trong giao tiếp hàng ngày.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 8: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

  1. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
  2. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
  3. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
  4. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

Câu 9: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?

  1. Trẫm, long bào, phi tần.
  2. Rụng, táp.
  3. Thánh, nữ tu, ông quản.
  4. Chi, mô, răng rứa.

Câu 10: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?

  1. Phạm vi của từ ngữ địa phương rộng hơn biệt ngữ xã hội.
  2. Phạm vi của từ ngữ địa phương hẹp hơn biệt ngữ xã hội.
  3. Biệt ngữ xã hội có thể sử dụng ở mọi tầng lớp, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  1. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  2. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  3. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  4. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.

  1. Ngỗng.
  2. Chán.
  3. Mình.
  4. Bài tập làm văn.

Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ “hầu”

  1. Tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến.
  2. Quân sĩ bảo vệ vua.
  3. Từ dùng để chỉ nhà vua.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?

  1. Tầng lớp học sinh, sinh viên.
  2. Tầng lớp các tôn giáo.
  3. Tầng lớp phong kiến xưa.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?

  1. Trẫm.
  2. Trúng tủ.
  3. Long thể.

Câu 6: Biệt ngữ của học sinh, sinh viên là

  1. Trượt vỏ chuối.
  2. Trúng tủ.
  3. Ngỗng.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Biệt ngữ của lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp) là

  1. Gậy, ngỗng, trúng tủ,...
  2. Chọi, choai, xế lô, táp lô…
  3. Trẫm, khanh, long bào…
  4. Đáp án A, C đúng.

Câu 8: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 9: Biệt ngữ xã hội có nghĩa là trang phục của vua chúa?

  1. Thuyền ngự.
  2. Binh lính.
  3. Y phục.
  4. Long bào.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ “thiên tử”

  1. Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.
  2. Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.
  3. Con người.
  4. Chỉ cái chết.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây

- Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết lý do vì sao không?

- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

  1. Buồn buồn.
  2. Vì sao.
  3. Hem.
  4. Dạo này.

Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau đây

“Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tỉa và đồ nghi trượng của đấng thiên tử”.

  1. Thuyền ngự, đại vương, triều đình, nghi trượng, thiên tử.
  2. Thuyền ngự, nghi trượng, thiên tử.
  3. Chức trọng.
  4. Son vàng, cờ quạt, tán tỉa.

Câu 3: “Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp”. Từ trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào sử dụng từ ngữ này?

  1. Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.
  2. Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra. Đây là từ ngữ học sinh hay sử dụng.
  3. Từ “trúng tủ” có nghĩa là thi trượt, sử dụng ở tầng lớp học sinh, sinh viên.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tầng lớp nào thường sử dụng những biệt ngữ in đậm trong 2 câu sau

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

  1. Học sinh, sinh viên.
  2. Nông dân.
  3. Công nhân.
  4. Trí thức.

Câu 2: Cho đoạn văn sau

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

  1. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa.
  2. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ.
  3. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 1 Ôn tập thực hành tiếng việt: Biệt ngữ xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay