Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”?

  1. Lý Thái Tổ.
  2. Trần Nhân Tông.
  3. Nguyễn Trãi.
  4. Nguyễn Du.

Câu 2: “Thiên Trường vãn vọng” có nghĩa là gì?

  1. Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà.
  2. Dạo chơi Thiên Trường trong buổi chiều tà.
  3. Buổi chiều ở phủ Thiên Trường.
  4. Xa ngắm phủ Thiên Trường.

Câu 3: Tác giả miêu tả khung cảnh phủ Thiên Trường vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Buổi sáng.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi chiều tà.
  4. Buổi tối.

Câu 4: Năm sinh năm mất của Trần Nhân Tông?

  1. 1257 – 1308
  2. 1258 – 1308
  3. 1258 – 1309
  4. 1259 – 1308

Câu 5: Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của nhà Trần?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 6: Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 7: Trần Nhân Tông là vị thiền sư sáng lập dòng thiền nào?

  1. Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
  2. Vô Ngôn Thông.
  3. Thảo Đường.
  4. Trúc Lâm Yên Tử.

Câu 8: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?

  1. Hà Nội.
  2. Hồ Chí Minh.
  3. Nam Định.
  4. Hà Nam.

Câu 9: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” được chia làm mấy đoạn?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Câu 10: Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hứng gì?

  1. Cảm hứng yêu thiên nhiên, cây cỏ.
  2. Cảm hứng yêu nước và hào khí Đông A.
  3. Cảm hứng yêu nước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 11: “Thiên Trường vãn vọng” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  2. Thất ngôn bát cú.
  3. Ngũ ngôn.
  4. Lục bát.

Câu 12: Em dựa vào những yếu tố nào để xác định thể thơ của bài?

  1. Số câu, số chữ.
  2. Số câu, số chữ trong mỗi câu, cách hiệp vần.
  3. Cách gieo vần.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ như thế nào?

  1. Rực rỡ và diễm lệ.
  2. Hào nhoáng.
  3. Sang trọng.
  4. Huyền ảo và thanh bình.

Câu 2: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được miêu tả vào khoảng thời gian nào?

  1. Lúc mặt trời bắt đầu mọc.
  2. Khi mặt trời đang trong thời điểm rực rỡ nhất.
  3. Lúc chiều về, trời sắp tối.
  4. Khi màn đêm buông xuống.

Câu 3: Không gian trong bài thơ là gì?

  1. Trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam.
  2. Khung cảnh cây đa, giếng nước sân đình.
  3. Phủ Thiên Trường.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Cảnh vật được miêu tả thông qua những chi tiết nào?

  1. Ánh sáng, màu sắc, âm thanh.
  2. Ánh sáng, không gian, thời gian.
  3. Ánh sáng, thời gian.
  4. Nội dung bài thơ.

Câu 5: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì?

  1. Phong cảnh mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện.
  2. Phong cảnh mở ảo vừa như có lại như không, vừa thực lại vừa hư.
  3. Phong cảnh diễm lệ, nguy nga.
  4. Phong cảnh rực rỡ, sáng chói.

Câu 6: Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai là?

  1. Mọi vật hiện lên trong không khí rộn rang, tươi vui.
  2. Mọi vật được khắc họa trong quang cảnh huyền bí.
  3. Mọi vật như chìm dần vào sương khói, tạo nên sự mơ màng, nên thơ.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 7: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

  1. Bức tranh cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.
  2. Bức tranh làng sinh động trong một buổi sớm bình minh.
  3. Bức tranh về cảnh đồng quê dân dã, bình yên.
  4. Bức tranh làng quê mờ ảo, huyền bí.

Câu 8: Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

  1. Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm, mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ. Lòng tác giả trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng, quê hương đất nước thân thương.
  2. Tâm hồn người thi sĩ như sáng lên, hoà quyện và giao thoa với đất trời.
  3. Tâm trạng nhà thơ thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với làng cảnh quê hương.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Hai câu thơ cuối là sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 10: Con người và thiên nhiên được miêu tả như thế nào?

  1. Thiên nhiên thấm đẫm phong vị của tình người.
  2. Quê hương là nguồn cội, là nơi gắn bó của con người.
  3. Giữa con người và thiên nhiên như có sự hóa hợp, gắn bó đầy thân thương.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 11: Bức tranh thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

  1. Thị giác, thính giác.
  2. Thị giác, khứu giác.
  3. Thị giác, vị giác.
  4. Vị giác, khứu giác.

Câu 12: Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” có ý nghĩa gì?

  1. Làm cho không gian bớt phần quạnh hiu.
  2. Diễn tả khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ.
  3. Cảnh vật tĩnh lặng, không xuất hiện hoạt động nào.
  4. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sáng, yên ả.

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường?

  1. Cảnh tượng giản đơn, đạm bạc, chân quê và bình dị.
  2. Cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ.
  3. Cảnh tượng huyền bí, kì ảo.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “Hình ảnh…đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình”

  1. Cánh đồng lúa chín.
  2. Đàn trâu trở về.
  3. Chú bé mục đồng.
  4. Đàn cò trắng.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Thiên trường vãn vọng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay