Trắc nghiệm bài 1 KNTT: Câu chuyện của lịch sử - Thực hành tiếng việt: Từ ngữ địa phương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: câu chuyện của lịch sử - Thực hành tiếng việt: Từ ngữ địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

(26 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  1. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.
  2. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  3. Là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.
  4. Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 2: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

  1. Ngữ âm.
  2. Từ vựng.
  3. Ngữ nghĩa.
  4. Đáp án A và C đều đúng.

Câu 3: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  1. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện.
  2. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
  3. Để tô đậm tính cách nhân vật.
  4. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 4: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh sử dụng từ ngữ địa phương?

  1. Trò chuyện với những người thân trong gia đình.
  2. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan.
  3. Phát biểu ý kiến ại một đại hội của trường.
  4. Nhắn tin cho một bạn thân.

Câu 5: Từ ngữ địa phương khác từ ngữ toàn dân ở điểm nào?

  1. Từ ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi hơn từ ngữ toàn dân.
  2. Từ ngữ địa phương được sử dụng ở một bộ phận hoặc một số địa phương nhất định. Từ ngữ toàn dân được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể nhân dân trên cả nước.
  3. Từ ngữ địa phương thống nhất hơn từ ngữ toàn dân.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ngữ địa phương?

  1. Má.
  2. Tôi.

Câu 7: Theo vùng miền, từ ngữ địa phương được chia làm mấy loại?

  1. 3 loại.
  2. 4 loại.
  3. 5 loại.
  4. 6 loại.

Câu 8: Theo ý nghĩa, từ ngữ địa phương được chia làm mấy loại?

  1. 5 loại.
  2. 4 loại.
  3. 3 loại.
  4. 2 loại.

Câu 9: Từ ngữ địa phương có ý nghĩa tương ứng với từ “ngô” là

  1. Sắn.
  2. Bắp, bẹ.
  3. Măng.

Câu 10: Đâu là từ ngữ địa phương thuộc vùng Trung Bộ?

  1. U, giời.
  2. Heo, lợn, thơm.
  3. Chi, mô, răng, rứa.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
  5. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Từ “răng” có nghĩa là gì?

  1. Từ địa phương có nghĩa là “thế nào”, “sao”.
  2. Răng không làm từ xương, mà từ những lớp mô có nhiều độ đặc, cứng khác nhau.
  3. Là cấu trúc cứng, vôi hoá nằm trên hàm của nhiều động vật có dây sống, dùng để nghiền nhỏ thức ăn.
  4. Từ địa phương có nghĩa là “không phải”.

Câu 2: Từ “dằm thượng” ở có nghĩa là gì?

  1. Túi áo trên.
  2. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre.
  3. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ ngữ địa phương?

  1. Trẫm.
  2. Mô.
  3. Rứa.
  4. Bầm.

Câu 4: Từ nào dưới đây không phải từ địa phương Bắc Bộ?

  1. Giời.
  2. Mẹ.
  3. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 5: Tìm từ ngữ địa phương trong hai câu thơ dưới đây

“Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền”

(Tố Hữu)

  1. Bầm, mẹ.
  2. Bầm.
  3. Nước.
  4. Mẹ hiền.

Câu 6: Nguyên nhân xuất hiện từ ngữ địa phương là gì?

  1. Do sự phân hóa về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế.
  2. Do sự phân hóa về mắt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố tác động đến sự hình thành của phương ngữ.
  3. Do bối cảnh song nước, đặc điểm tự nhiên.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 7: Giải thích ý nghĩa của các từ “nia, dần, sàng”

  1. Đồ dùng để sẩy gạo, thóc.
  2. Đồ dùng để nấu ăn.
  3. Bát ăn cơm.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 8: Ở Bắc Bộ, từ “thúng” có nghĩa là gì?

  1. Đơn vị để đo lường.
  2. Đơn vị để đo độ dài.
  3. Đơn vị để đong thóc, gạo.
  4. Đơn vị đo diện tích.

Câu 9: Ý nghĩa khác của “cây bút” là

  1. Cây viết.
  2. Chiếc bút.
  3. Cái bút.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương. Ý kiến trên đúng hay sai?

  1. Đúng.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cho đoạn văn sau

Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.

 (Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận)

Từ ngữ địa phương trong đoạn văn là gì?

  1. Tôi.
  2. Kinh.
  3. Non.
  4. Nát.

Câu 2: Các từ in đậm trong hai câu văn dưới đây có phải từ ngữ địa phương không?

“Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…”

  1. Có.
  2. Không.

Câu 3: Chỉ ra từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của từ đó trong trường hợp sau đây

Đến bờ ni anh bảo:

- “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

  1. Từ “ruộng” mang ý nghĩa là đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thường có bờ.
  2. Từ “ni” có nghĩa là này, dùng để gọi đáp.
  3. Từ “cày” là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, dùng nông cụ gọi là cây cày canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4: Điền từ ngữ địa phương thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây “Ở địa phương Nam Bộ, quả dứa họ sẽ gọi là …”

  1. Quả dứa.
  2. Quả nho.
  3. Trái thơm.
  4. Trái dứa.
  5. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!

(Chế Lan Viên)

  1. Từ ngữ địa phương.
  2. Biệt ngữ xã hội.
  3. Từ toàn dân.
  4. Từ láy.

Câu 2: Cho hai đoạn thơ sau

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  1. Ngô
  2. Khoai
  3. Sắn
  4. Lúa mì

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 1: Thực hành tiêng việt - Từ ngữ địa phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay