Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 1 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 1 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ (PHẦN 1)

Câu 1: Truyện lịch sử là gì?

  • A.   Là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kỳ, một giai đoạn cụ thể.
  • B.   Là những gì xảy ra trong quá khứ.
  • C.   Là một chuỗi các sự kiện xảy ra trong hiện tại và tương lai.
  • D.   Là tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc.

 

Câu 2: Tác giả của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?

  • A.   Nguyễn Huy Tưởng.
  • B.   Xuân Diệu.
  • C.   Tố Hữu.
  • D.   Nguyễn Du.

 

Câu 3: Đâu là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?

  • A.   Hồ Chí Minh.
  • B.   Nghệ An.
  • C.   Quảng Ninh.
  • D.   Hà Nội.

 

Câu 4: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống của tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh”, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?

  • A.   Sự bênh vực.
  • B.   Sự tiếc nuối.
  • C.   Sự căm phẫn.
  • D.   Lòng thương cảm.

Câu 5: Trong “Quang Trung đại phá quân Thanh”, tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- “kẻ thù” của họ?

  • A.   Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
  • B.   Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
  • C.   Vì họ không yêu nước.
  • D.   Vì họ không có ý thức dân tộc.

Câu 6: Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 7: Khu Bốn gồm các tỉnh nào trong bài thơ “Ta đi tới”?

  • A.  Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  • B.   Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  • C.   Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Nội.
  • D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Sài Gòn.

Câu 8: Điệp từ nào xuất hiện nhiều lần trong bài thơ “Ta đi tới”?

  • A.   Điệp từ “ai”.
  • B.   Điệp từ “tháng”.
  • C.   Điệp từ “của”
  • D.  Điệp từ “tới”

Câu 9: Đọc bài thơ “Ta đi tới”, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử?

  • A.   Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, sự tự do tràn ngập các nẻo đường của Tổ quốc.
  • B.   Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, sự tự do tràn ngập các nẻo đường của Tổ quốc.
  • C.   Việt Nam trở thành cường quốc lớn mạnh nhất thế giới.
  • D.   Bị Mỹ bao vây kinh tế và cô lập chính trị.

Câu 10: Thế nào là biệt ngữ xã hội?

  • A.   Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
  • B.   Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  • C.   Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.
  • D.   Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Câu 11: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

  • A.   Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
  • B.   Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
  • C.   Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
  • D.   Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

Câu 12: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

  • A. Sai.
  • B. Đúng.

Câu 13: Cho đoạn văn sau:

Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.

 (Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận)

Từ ngữ địa phương trong đoạn văn là gì?

  • A. Tôi.
  • B. Kinh.
  • C. Non.
  • D. Nát.

Câu 14: Các từ in đậm trong hai câu văn dưới đây có phải từ ngữ địa phương không?

“Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…”

  • A.   Có.
  • B.   Không.

Câu 15: Chỉ ra từ ngữ địa phương và cho biết ý nghĩa của từ đó trong trường hợp sau đây

Đến bờ ni anh bảo:

- “Ruộng mình quên cày xáo - “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

  • A.  Từ “ruộng” mang ý nghĩa là đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thường có bờ.
  • B.   Từ “ni” có nghĩa là này, dùng để gọi đáp.
  • C.   Từ “cày” là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, dùng nông cụ gọi là cây cày canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây.
  • D.  Từ “bảo” là động từ mà chủ thể muốn nói với người khác điều gì đó.

Câu 16: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương – các con trai của Hưng Đạo Vương hơn Hoài Văn bao nhiêu tuổi?

  • A.   3 tuổi.
  • B.   4 tuổi.
  • C.   5 tuổi
  • D.   Dăm 6 tuổi.

Câu 17: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” , chọn câu không đúng trong các câu dưới đây

  • A.   Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
  • B.   Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • C.   Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • D.   Trần Quốc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 18: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” , vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

  • A.   Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thể tha thứ được.
  • B.   Vì vua cho rằng quốc toản còn nhỏ tuổi nên nông nổi.
  • C.   Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn.
  • D.   Vì Quốc Toản thuộc tôn thất.

Câu 19: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, thái độ của Trần Quốc Toản đối với quân Nguyên ra sao trước âm mưu xâm chiếm đất nước?

  • A.   Vô cùng căm giận.
  • B.   Vô cùng xấu hổ.
  • C.   Vô cùng sợ hãi.
  • D.   Vô cùng tủi nhục.

Câu 20: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?

  • A.   Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc.
  • B.   Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn.
  • C.   Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn.
  • D.   Chàng không sợ vua.

Câu 21: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?

         A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.

         B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.

         C. Vì họ không yêu nước.

         D. Vì họ không có ý thức dân tộc.

          

Câu 22: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây:

- Ngân, cậu có biết dạo này Linh dùng gì mà da mặt đẹp và mịn màng vậy không? - Ngân, cậu có biết dạo này Linh dùng gì mà da mặt đẹp và mịn màng vậy không?

- Tớ cũng khum biết nữa cậu ơi. - Tớ cũng khum biết nữa cậu ơi.

  • A. Da mặt.
  • B. Mịn màng
  • C. Khum.
  • D. Dạo này

Câu 23: Điền từ ngữ địa phương thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây “Ở địa phương Nam Bộ, rau cải cúc họ sẽ gọi là …”

  • A.   Tần ô.
  • B.   Rau mùi.
  • C.   Rau diếp tanh.
  • D. Rau húng.

Câu 24: Từ nào sau đây không phải là từ ngữ địa phương?

  • A.   Anh.
  • B.   Má.
  • C.   Vá.
  • D.   Răng rứa.

Câu 25: Từ nào dưới đây không phải từ địa phương Bắc Bộ?

  • A.   Giời.
  • B.   Bầm.
  • C.   Mẹ.
  • D.   Rứa.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay