Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 3: Nam quốc sơn hà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Nam quốc sơn hà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  1. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Tác giả của “Nam quốc sơn hà” là ai?

  1. Tương truyền là Lý Thường Kiệt.
  2. Nguyễn Du.
  3. Tố Hữu.
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 2: “Nam quốc sơn hà” có nghĩa là gì?

  1. Núi sông nước Nam.
  2. Sông núi nước Nam.
  3. Sông núi phía Nam.
  4. Sông núi ở miền Nam Tổ quốc.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của “Nam quốc sơn hà” là?

  1. Theo sách “Lĩnh Nam chích quái”, bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981.
  2. Theo sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.
  3. Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh nên muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 4: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

  1. Áng thiên cổ hùng văn.
  2. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
  3. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
  4. Bài thơ có một không hai.

Câu 5: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

  1. Song thất lục bát.
  2. Thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 6: Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” của nước ta. Em hiểu thế nào là “bản tuyên ngôn độc lập”?

  1. Là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia.
  2. Ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia.
  3. Là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha của nhân dân.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: “Nam quốc sơn hà” ngoài việc biểu ý còn có biểu cảm, đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 8: Bài thơ được chia làm mấy phần?

  1. 1 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 4 phần.

Câu 9: Từ “Nam đế” có nghĩa là gì?

  1. Hoàng đế nước Nam.
  2. Người đứng đầu một quốc gia.
  3. Thể hiến sự ngang hàng với phương Bắc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Từ “thiên thư” có nghĩa là gì?

  1. Sách trời.
  2. Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
  3. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

  1. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
  2. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
  3. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương.
  4. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 12: “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn thứ mấy của nước ta?

  1. Đầu tiên.
  2. Thứ hai.
  3. Thứ ba.
  4. Thứ tư.

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

  1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
  2. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
  3. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

  1. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt.
  2. Khẳng định ranh giới lãnh thổ.
  3. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì?

  1. Nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam, có vị vua riêng.
  2. Nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.
  3. Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đáp án nào dưới đây không thể hiện giọng điệu của bài thơ?

  1. Dõng dạc.
  2. Bi thảm.
  3. Đanh thép.
  4. Mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Câu 5: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ?

  1. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
  2. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
  3. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 6: Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”. Điều đó có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
  2. Thể hiện hào khí dân tộc.
  3. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
  4. Thể hiện tình cảm của tác giả.

Câu 7: Nội dung hai câu thơ đầu của bài thơ là gì?

  1. Thể hiện niềm tự hào của tác giả.
  2. Khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền.
  3. Giới thiệu về nước Nam.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 8: Có ý kiến cho rằng câu thơ thứ hai không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

  1. Sai.
  2. Đúng.

Câu 9: Câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” hướng đến ai?

  1. Nhân dân ta.
  2. Vua quan.
  3. Bọn giặc xâm lược.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” có ý nghĩa gì?

  1. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ.
  2. Đây là một câu hỏi về lý do giặc xâm lược nước ta.
  3. Đây là một câu hỏi dằn mặt quân địch.
  4. Đây là một câu hỏi không cần câu trả lời.

Câu 11: Câu thơ cuối của bài có ý nghĩa như thế nào?

  1. Nhữ đẳng là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem, thủ là nhận lấy, bại là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả.
  2. Câu thơ là câu trả lời, nhưng không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của quân xâm lược.
  3. Câu thơ cuối cùng nối tiếp mạch thơ của ba câu trên. Không thông được chân lí của nhân gian, cũng không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Thái độ của người viết thể hiện như thế nào ở hai câu thơ cuối?

  1. Hai câu cuối là lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vừng nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
  2. Khẳng định vững chắc chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc ta.
  3. Khẳng định quyết tâm sắt đá: sẽ đập tan mọi âm mưu, hành động liều lĩnh của bất kì kẻ xâm lược ngông cuồng nào, cho dù chúng tàn bạo, nham hiểm và mạnh đến đâu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Ngoài bài Nam quốc sơn hà, em còn biết những văn bản nào khác được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta? Hãy kể tên?

  1. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
  2. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
  3. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
  4. Đáp án A,B đúng.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 3: Nam Quốc Sơn Hà

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay