Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 1 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ (PHẦN 2)

Câu 1: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Mình buồn quá, mình vừa nhận quả trứng cho bài tập toán”.

  • A.   Trứng.
  • B.   Buồn.
  • C.   Mình.
  • D.   Bài tập toán.

Câu 2: Biệt ngữ nào dưới đây là của vua quan trong triều đình phong kiến?

  • A.   Trẫm.
  • B.   Trúng phóc.
  • C.   Trúng tủ.
  • D.   Mình.

Câu 3: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây

- Hoàng, dạo này tớ thấy Long chán chán. Cậu có biết Long gặp chuyện gì không? - Hoàng, dạo này tớ thấy Long chán chán. Cậu có biết Long gặp chuyện gì không?

- Tớ cũng hông biết nữa. - Tớ cũng hông biết nữa.

  • A. Chán Chán.
  • B. Dạo này.
  • C. Hông.
  • D. Gặp chuyện

Câu 4: Tầng lớp nào được sử dụng những biệt ngữ in đậm trong câu sau:

- Buồn quá, mình ước gì mình trúng tủ để đạt được điểm cao. - Buồn quá, mình ước gì mình trúng tủ để đạt được điểm cao.

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Nông dân.
  • C. Công nhân.
  • D. Trí thức.

Câu 5: Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương?

  • A.   Mô.
  • B.   Trẫm.
  • C.   Ái khanh.
  • D.   Bổn cung.

 

Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?

  • A.   Văn Hoài.
  • B.   Trần Quốc Tuấn.
  • C.   Hưng Đạo Vương.
  • D.   Trần Quốc Toản.

Câu 7: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.   1942.
  • B.   1960.
  • C.   1946.
  • D.   1961.

Câu 8: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” gồm bao nhiêu phần?

  • A.   16 phần.
  • B.   17 phần.
  • C.   18 phần.
  • D.   19 phần.

Câu 9: Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 10: Nội dung của “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì?

  • A.   Thể hiện tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung.
  • B.   Tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.
  • C.   Ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực.
  • D.   Thể hiện tinh thần đoàn kết của quân lính.

Câu 11: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành trong “Quang Trung đại phá quân Thanh”?

  • A.   Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
  • B.   Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
  • C.   Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
  • D.   Vua tôi Lê Chiêu Thống tiếp tục chiến đấu với vua Quang Trung.

Câu 12: Trong “Quang Trung đại phá quân Thanh”, sự sáng suốt, nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?

  • A.   Sai.
  • B.   Đúng.

Câu 13: Nghệ thuật nổi bật của văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì?

  • A.   Tả cảnh ngụ tình.
  • B.   Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
  • C.   Ước lệ tượng trưng.
  • D.   Nhân hóa.

Câu 14: Cho 2 câu thơ sau:

“Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ”

Theo em, “chin năm” và “ba ngàn ngày” là khoảng thời gian diễn ra sự kiện lịch sử nào?

  • A.   Chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B.   Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950.
  • C.   Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
  • D.   Cách mạng Tháng tám thành công 1945.

Câu 15: Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì trong bài thơ “Ta đi tới”?

  • A.   Ý thức được rằng những đau thương mất mát, sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cha anh đã cho nhân dân ta có được cuộc sống hòa bình ấm no như ngày hôm nay là vô bờ bến.
  • B.   Nhà thơ nhớ lại những tháng ngày đấu tranh gian khổ, bộc lộ cảm xúc tự hào trên khắp mọi miền Tổ quốc, yêu nước thiết tha.
  • C.   Nhà thơ ý thức được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn, phát huy sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước.
  • D.   Nhà thơ nhớ thương hậu phương ở quê nhà.

Câu 16: Trong đoạn trích “Ta đi tới”, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại câu trúc :”Ai…”, “Đường…”. Theo em, đây là biện pháp tu từ nào?

  • A.   Nhân hóa.
  • B.   Ẩn dụ.
  • C.   Hoán dụ.
  • D.   Điệp từ.

Câu 17: Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ “Ta đi tới”?

  • A.   Giúp tác giả thể hiện lòng thương người trên khắp các nẻo đường.
  • B.   Bày tỏ cảm xúc ngợi ca, tự hào về những vị anh hùng của dân tộc.
  • C.   Khẳng định trách nhiệm của mỗi người dân.
  • D.   Làm cho cách diễn đạt tình cảm của tác giả trở nên dễ dàng, tăng tính biểu cảm.

Câu 18: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?

  • A.   Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
  • B.   Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
  • C.   Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.
  • D.   Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.

Câu 19: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?

  • A.   Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.
  • B.   Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.
  • C.   Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
  • D.   Cách thức và mục đích giao tiếp.

Câu 20: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

  • A.   Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
  • B.   Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
  • C.   Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
  • D.   Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

Câu 21: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?

  • A.   Trẫm, long bào, phi tần.
  • B.   Rụng, táp.
  • C.   Thánh, nữ tu, ông quản.
  • D.   Chi, mô, răng rứa.

Câu 22: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A.   Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.
  • B.   Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  • C.   Là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.
  • D.   Là từ ngữ được ít người biết đến.

Câu 23: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện.
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật.
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 24: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh sử dụng từ ngữ địa phương?

  • A.   Trò chuyện với những người thân trong gia đình.
  • B.   Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan.
  • C.   Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường.
  • D.   Nhắn tin cho một bạn thân.

 

Câu 25: Theo vùng miền, từ ngữ địa phương được chia làm mấy loại?

  • A.   3 loại.
  • B.   4 loại.
  • C.   5 loại.
  • D.   6 loại.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay