Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 3 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. LỜI SÔNG NÚI (PHẦN 1)

Câu 1: Đâu là câu chủ đề trong đoạn văn sau đây:

“Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá  nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.”

  • A.   Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi.
  • B.   Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc.
  • C.   Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.
  • D.    Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

Câu 2: Đâu là câu chủ đề trong đoạn văn sau đây:

 “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sốt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.”

  • A.   Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói, biết cười bỗng lớn vụt lên khi nước nhỏ có giặc ngoại xâm.
  • B.   Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sốt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn.
  • C.   Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.
  • D.   Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 3: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Cũng như các dân tộc trên toàn cầu, lửa trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống - xã hội các dân tộc Tây Nguyên. Theo quan niệm truyền thống, Yang Apui (thần Lửa) thường ngự trị trong bếp lửa gia đình - ngài là vị thần hiện thân cho sự may mắn, cho sự sinh sôi nảy nở, cho sự phát triển. Đặc biệt hơn, thần Lửa trong những ngôi nhà dài trở thành sợi dây liên kết cuộc đối thoại vĩnh hằng của con người qua nhiều thế hệ, là sức mạnh thiêng liêng cho sự khởi nguồn của mọi câu chuyện đời thường, của tình yêu đôi lửa, của hôn nhân gia đình, của ước mơ khát vọng, của buồn vui hờn dỗi. Thần Lửa như một nhân chứng quan trọng chứng kiến sự hiện diện của con người từ khi lọt lòng mẹ trong nghi lễ thổi tai cho đến lễ thành đinh, lễ trưởng thành, cưới hỏi, kết nghĩa, ... và đến thời khắc con người từ giã trung giới về với thể giới thần linh.

(Tuyết Nhung Buôn Krông, Bếp lửa - Linh hồn của nhà đài Tây Nguyên, https://heritagevietnamairlines.com/bep-lua-linh-hon-cua-nha-dai-tay-nguyen/)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp
  • D.   Song song.

Câu 4: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát lớn, người Phần Lan rất thích tham gia những hoạt động giải trí liên quan đến thiên nhiên. 58% người Phần Lan hay đi hải dâu, 35% trượt tuyết xuyên quốc gia, thường là trong bóng đêm của vùng cực, dưới ánh sáng của những công viên thành phố rộng lớn. 70% thường xuyên đi bộ leo núi, trong khi trung bình chỉ có 30% người châu Âu và người Mỹ tham gia hoạt động này. 50% người Phần Lan đạp xe đạp, 20% chạy bộ, 30% dắt chó đi dạo. Và một hoạt động nữa mà tôi đặc biệt yêu thích: 5% dân số nước này, tức khoảng 250.000 người, tham gia trượt tuyết đường đài. Tổng cộng lại, có hơn 95% người Phần Lan thường xuyên chơi đua ngoài trời.

(Theo Florence Williams, Tinh thần sống xanh, Phạm Mây Mây (dịch), NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2019, tr. 162, 163)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp.
  • D.   Song song.

 

Câu 5: Xác định cấu trúc của đoạn văn sau:

Trong những năm gần đây, lượng rác thải nhựa tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2014, con số này là khoang 1,8 triệu tấn/ năm, thì đến năm 2016 tăng lên khoảng 2,0 triệu tấn/ năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/ năm. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/ năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Ở Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/ tháng. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và tủi nilon. Tất cả những số liệu trên cho thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa.

(Theo Mạnh Hùng, Rác thải nhựa ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/2018/826009/rac-thai-nhua-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.aspx)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp.
  • D.   Song song.

 

Câu 6: Ai là tác giả của “Hịch tướng sĩ”?

  • A.   Trần Quốc Toản.
  • B.   Trần Quốc Tuấn.
  • C.   Nguyễn Trãi.
  • D.   Nguyễn Du.

Câu 7: Trần Quốc Tuấn là Hưng Đạo Vương đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 8: Nhân dân tôn Trần Quốc Tuấn là?

  • A.   Đức Thánh.
  • B.   Vua.
  • C.   Đức Thánh Trần.
  • D.   Đức Thánh Nguyễn.

Câu 9: Người ta thường viết hịch khi nào?

  • A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
  • B. Khi đất nước thanh bình.
  • C. Khi đất nước phồn vinh.
  • D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

Câu 10: Có ý kiến cho rằng câu thơ thứ hai trong bài Nam quốc sơn hà không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Sai.
  • B. Đúng.

Câu 11: “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn thứ mấy của nước ta?

  • A. Đầu tiên.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 12: Đáp án nào dưới đây không thể hiện giọng điệu của bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A. Dõng dạc.
  • B. Bi thảm.
  • C. Đanh thép.
  • D. Mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Câu 13: Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”. Điều đó có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
  • B. Thể hiện hào khí dân tộc.
  • C. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
  • D. Thể hiện tình cảm của tác giả.

Câu 14: Đoạn văn phối hợp là gì?

  • A. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
  • B. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  • C. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 15: Đoạn văn song song là gì?

  • A. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
  • B. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  • C. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 16: Câu chủ đề trong đoạn văn phối hợp nằm ở vị trí nào?

  • A. Đầu đoạn văn.
  • B. Cuối đoạn văn.
  • C. Đầu và cuối đoạn văn.
  • D. Bất kể vị trí nào.

Câu 17: Câu chủ đề trong đoạn văn song song nằm ở vị trí nào?

  • A. Đầu đoạn văn.
  • B. Cuối đoạn văn.
  • C. Đoạn văn song song không có câu chủ đề.
  • D. Bất kể vị trí nào.

Câu 18: Các câu trong đoạn văn diễn dịch có thể triển khai kèm theo cảm nhận của người viết, đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 19: Chức năng của đoạn văn quy nạp có giống với chức năng của đoạn văn diễn dịch không?

  • A.   Có.
  • B.   Không.

Câu 20: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy này phù hợp với loại văn bản nào?

  • A.   Biểu cảm.
  • B.   Miêu tả.
  • C.   Tự sự.
  • D.   Nghị luận.

Câu 21: Các câu được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và đánh giá chung từ đó rút ra nhận xét là yếu tố của đoạn văn nào?

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp.
  • D.   Song song.

Câu 22: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

  • A. Nguyễn Du.
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Tố Hữu.
  • D. Đặng Thai Mai.

Câu 23: Năm sinh, năm mất của tác giả Hồ Chí Minh là?

  • A. 1890 – 1969.
  • B. 1891 – 1970.
  • C. 1892 – 1971.
  • D. 1893 – 1972.

Câu 24: Đáp án nào dưới đây không phải là áng văn nổi tiếng của Hồ Chí Minh?

  • A. Tuyên ngôn Độc lập.
  • B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • C. Thu điếu.
  • D. Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Câu 25: Xuất xứ của tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là?

  • A. Trích trong tập “Đường cách mệnh”.
  • B. Trong cuốn “Người cùng khổ”.
  • C. Trong tập “Việt Bắc”.
  • D. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay