Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 4 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ (PHẦN 2)

Câu 1: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

                                      (Tố Hữu)

  • A. Bốn từ Hán Việt.
  • B. Năm từ Hán Việt.
  • C. Sáu từ Hán Việt.
  • D. Ba từ Hán Việt.

Câu 2: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

  • A. Nhà vua
  • B. Vị hoàng thượng
  • C. Người rất cao tuổi
  • D. Người có công với đất nước

 

Câu 3: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong các câu sau:" Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"

  • A. Phụ nữ Việt Nam
  • B. Việt Nam
  • C. Phụ nữ
  • D. việc nhà

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Hoa ban nở .... núi rừng"

  • A. Trắng bệch
  • B. Trắng phau
  • C. Trắng muốt
  • D. Trắng xoá

 

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Hạt gạo...."

  • A. Trắng tinh
  • B. Trắng ngần
  • C. Trắng muốt
  • D. Trắng bệch

 

Câu 6: Bài thơ Lai Tân được viết bằng chữ

  • A. Chữ Quốc ngữ
  • B. Chữ Trung Quốc
  • C. Chữ Nôm
  • D. Chữ Hán

Câu 7: Bài thơ Lai tân được sáng tác vào thời

  • A. Hiện đại
  • B. Phong kiến
  • C. Chống Pháp
  • D. Chống Mĩ

Câu 8: Đâu là bài thơ mà Hồ Chí Minh sáng tác

  • A. Tiếng chổi tre
  • B. Miếu Sầm thái thú
  • C. Cảnh khuya
  • D. Thơ viết trong tù bài 2

 

Câu 9: Trong câu thơ 1, 2, 3 của bài thơ Lai Tân có biện pháp nghệ thuật giống nhau là

  • A. Ẩn dụ
  • B. So sánh
  • C. Phép lặp
  • D. Nhân hóa

Câu 10: Truyền kì mạn lục là của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Ánh
  • B. Nguyễn Công Hoan
  • C. Nguyễn Du
  • D. Nguyễn Dữ

Câu 11: Quan niệm chính thống về đặc trưng nghệ thuật văn chương, về chức năng và vai trò/sứ mệnh của văn chương tồn tại suốt chiều dài lịch sử văn hóa, văn học trung đại Việt Nam chính là nguyên nhân sâu xa làm

  • A. Hạn chế khả năng phát hiện cái hài cũng như gò bó chất lượng tiếng cười của người sáng tác
  • B. Hạn chế khả năng phát hiện cái hài
  • C. Hạn chế khả năng phát hiện cái xấu
  • D. Hạn chế khả năng phát hiện cái đẹp

Câu 12: Quan niệm chính thống về chức năng, nhiệm vụ của văn chương được phát hiện qua

  • A. Việc xây dựng hình tượng, những bài Tự, bài Bạt
  • B. Việc xây dựng nhân vật
  • C. Việc xây dựng hình ảnh thơ
  • D. Việc xây dựng nội dung cốt truyện

 

Câu 13: Quan niệm văn chương mang chức năng giáo hóa, giáo dục là

  • A. Quan niệm cơ bản
  • B. Quan niệm thứ yếu
  • C. Quan niệm chủ yếu
  • D. Quan niệm mới mẻ

Câu 14: Khi sử dụng các từ Hán Việt cần lưu ý điều gì?

  • A. Đồng âm
  • B. Đồng nghĩa
  • C. Từ láy
  • D. Từ địa phương

Câu 15: Hiện tượng các từ cùng âm trong từ Hán Việt thường có

  • A. Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
  • B. Nghĩa không khác nhau, không liên quan đến nhau
  • C. Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
  • D. Nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau

Câu 16: Dĩ hòa vi quý là gì?

  • A. Giảng hòa với mọi người
  • B. Hòa nhã, hòa đồng với mọi người
  • C. Làm hòa với mọi người
  • D. Hòa hoãn với mọi người

Câu 17: Cấu tạo của thành ngữ dựa vào những yếu tố nào?

  • A. Số lượng thành tố
  • B. Kết cấu ngữ pháp
  • C. Số từ trong câu
  • D. Số lượng thành tố và kết cấu ngữ pháp

Câu 18: Thơ trào phúng là thơ như thế nào?

  • A. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng
  • B. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng, tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng
  • C. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng
  • D. Là thơ mang đến tiếng cười

Câu 19: Yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn bát cú đường luật?

  • A. Bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
  • B. Bố cục, niêm, luật
  • C. Bố cục, niêm, luật, vần
  • D. Bố cục

Câu 20: Thơ trào phúng là gì?

  • A. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại sự bất hạnh
  • B. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại được những lạc hậu, thoái hóa, đả kích và vạch mặt kẻ thù
  • C. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm
  • D. Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại được những sự suy thoái

Câu 21: Khi học xong thơ trào phúng, chúng ta cần

  • A. Có ý thức hơn
  • B. Có ý thức hướng tới những điều tốt đẹp
  • C. Có ý thức phê phán cái xấu
  • D. Có ý thức phê phán cái xấu, hướng tới những điều tốt đẹp

Câu 22: Tại sao lão thuê người hầu, thuê người dạy nhạc, dạy múa trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì muốn biết nhiều hơn
  • B. Vì khao khát muốn trở thành quý tộc
  • C. Vì học nhiều sẽ trở nên có học thức
  • D. Vì lão muốn khoe khoang

Câu 23: Hàng tuần lão tổ chức buổi hòa nhạc để làm gì trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì quý tộc đều làm như vậy, lão muốn mình giống quý tộc
  • B. Vì lão thích hòa nhạc
  • C. Vì lão thích sự đông vui
  • D. Vì lão thích bắt chước người khác

Câu 24: Đôrâng trong bài Trưởng giả học làm sang lợi dụng lão vì?

  • A. Vì muốn nịnh nọt lão
  • B. Vì không ưa lão
  • C. Mượn tiền tiêu xài phung phí
  • D. Vì nghĩ lão ngu ngơ

Câu 25: Vì sao lão ngăn cản con gái Cluyxin lấy Clêông trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì Clêông chống lại lão
  • B. Vì Clêông không phải quý tộc
  • C. Vì lão thấy Clêông không tốt
  • D. Vì lão không thích Clêông

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay