Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 5 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI (PHẦN 1)

Câu 1: Đâu không phải đặc điểm của câu hỏi tu từ?

  • A. Luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc câu
  • B. Được dùng để khẳng định, nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó
  • C. Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được nhắc đến trong câu
  • D. Được dùng theo cách nói trực tiếp, nhằm cung cấp thông tin

 

Câu 2: Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi

Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:

− Cái gì thế này ? -Bác lái xe hỏi.

− Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy :

− Còn đây là sách tôi mua hộ anh.

Trong đoạn trích trên có mấy câu hỏi tu từ?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

 

Câu 3: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau

Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?

  • A. Tại em không biết làm
  • B. Tại bài tập này khó
  • C. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
  • D. Em chưa nghĩ ra cách làm

Câu 4: Câu nào không chứa hàm ý ?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B. Chị ngã em nâng
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Bầu ơi thương lấy bí cùng

 

Câu 5: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 

Câu 6: Câu hỏi tu từ là gì?

  • A. Là một trong những phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày, câu trả lời có sẵn trong câu hỏi
  • B. Là câu hỏi bình thường hàng ngày
  • C. Là câu hỏi vu vơ không có mục đích
  • D. Là những câu hỏi dài và không có mục đích

Câu 7: Câu hỏi tu từ được sử dụng?

  • A. Chỉ có trong đời sống hàng ngày
  • B. Không có trong văn học
  • C. Rất phổ biến trong văn học
  • D. Không phổ biến trong văn học

Câu 8: Câu hỏi tu từ tương tự như các biện pháp

  • A. Hình thức ngôn ngữ viết
  • B. Tu từ khác
  • C. Đối, lặp từ,...
  • D. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...

Câu 9: Khi người nói đưa ra câu hỏi tu từ tức là?

  • A. Không đưa ra câu trả lời
  • B. Đã đưa ra câu trả lời
  • C. Thay thế cho câu hỏi bình thường
  • D. Từ chối người khác

Câu 10: Trong bài ca dao 2 ai được hỏi thăm?

  • A. Chú chuột
  • B. Chú mèo
  • C. Không ai cả
  • D. Rất nhiều

Câu 11: Bài ca dao 2 có điều gì không đúng?

  • A. Chú chuột đi chợ
  • B. Không có gì vô lí
  • C. Mèo phải dộc cha chú chuột
  • D. Chuột phải giỗ cha con mèo

Câu 12: Trong bài ca dao 2 có từ nào được lặp lại 2 lần?

  • A. Mua
  • B. Bán
  • C. Đi
  • D. Giỗ

Câu 13: Bài ca dao 3 nói về điều gì?

  • A. Nói về tình trạng cưới xin ngày nay
  • B. Việc cô gái gả cho chàng trai
  • C. Việc thách cười của cô gái dành cho chàng trai
  • D. Việc cưới xin của cô gái với chàng trai

Câu 14: Theo chùm truyện cười dân gian Việt Nam, treo biển nhà hàng đã làm gì để bị chê trách?

  • A. Cá bị hôi
  • B. Bày cá ra bán là tanh khu phố
  • C. Treo biển hiệu
  • D. Treo biển “ở đây có bán cá”

Câu 15: Vị khách đầu tiên chê trách điều gì trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam ?

  • A. Chê biển không đẹp
  • B. Chê chữ “tươi không hợp lí”
  • C. Chê biển quá to
  • D. Chê biển quá bé

Câu 16:  Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, sau khi vị khách đầu tiên chê, nhà hàng đã làm gì?

  • A. Không làm gì
  • B. Cất luôn biển hiệu
  • C. Bỏ chữ “tươi” đi
  • D. Bỏ chữ cá đi

Câu 17: Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, vị khách thứ hai đã chê điều gì?

  • A. Chê chữ “tươi”
  • B. Chê chữ “ở đây” không hợp lí
  • C. Chê cá hôi
  • D. Chê người bán

Câu 18: Nghĩa hàm ẩn là

  • A. Những nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được
  • B. Những nghĩa không ngầm chứa, không cần suy luận
  • C. Những nghĩa ngầm chứa, không cần suy luận
  • D. Không ngầm chứa, cần suy luận

Câu 19: Sự khác nhau của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

  • A. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
  • B. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không
  • C. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
  • D. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không

Câu 20: Nghĩa hàm ẩn dựa vào

  • A. Cách thức thể hiện
  • B. Cách thức thể hiện và cách thức lĩnh ngộ
  • C. Cách thức lĩnh ngộ
  • D. Không dựa vào gì cả

Câu 21: Cách thức thể hiện của nghĩa hàm ẩn là

  • A. Nghĩa hàm ẩn lộ trên từ ngữ
  • B. Nghĩa hàm ẩn không có nghĩa
  • C. Nghĩa hàm ẩn lộ ngay trên mẫu câu và từ ngữ
  • D. Nghĩa hàm ẩn không lộ ngay trên mẫu câu và từ ngữ

Câu 22: Tại sao lão muốn trở thành quý tộc trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì đó là sở thích
  • B. Vì như thế sẽ sang trọng hơn
  • C. Vì không muốn làm dân thường
  • D. Vì sự sáng trọng, xa hoa, quyền quý của những nhà quý tộc

Câu 23: Trong bài Trưởng giả học làm sang, hành động của lão thể hiện

  • A. Sự bắt chước ngây ngô, kệch cỡm và miễn cưỡng
  • B. Sự vui thú của lão
  • C. Sự ngưỡng mộ quý tộc
  • D. Sự giả dối

Câu 24: Trong bài Trưởng giả học làm sang, lão ra phố cùng với đám người hầu để làm gì?

  • A. Muốn khoe khoang
  • B. Muốn khoe đám người hầu
  • C. Muốn cho mọi người thấy sự giàu có và phong thái quý tộc
  • D. Muốn người ta kính nể lão

Câu 25: Trong bài Trưởng giả học làm sang, với những hành động của Juốcđanh ta thấy

  • A.   Lão đang làm mình trở nên sang trọng
  • B.   Lão đang ép mình trở thành quý tộc khiến mọi người cười chê
  • C.   Lão không muốn bị bỏ lại vì không phải quý tộc
  • D.   Lão muốn học thêm nhiều kiến thức

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay