Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI (PHẦN 2)

Câu 1: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé !
  • C. Mình bận nhiều việc lắm.
  • D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Câu 2: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

  • A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.
  • B. Không sao đâu!
  • C. Do cậu không ôn kĩ đấy!
  • D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

 

Câu 3: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. - Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ.
  • B. Ông già đến khám muộn.
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng.
  • D. Ông già bị bác sĩ trách.

Câu 4: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục. - Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

  • A. Anh nói nữa đi
  • B. Năm phút nữa là mười.
  • C. Còn hai mươi phút thôi
  • D. Chè đã ngấm rồi đấy

 

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì?

  • A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất.
  • B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường.
  • C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nếu ta luôn hướng tới nó thì sẽ có lúc thành sự thật.
  • D. Hi vọng sẽ bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống mà nhiều khi ta chẳng biết trước được.

 

Câu 6: Câu hỏi tu từ là câu hỏi

  • A. Có mục đích hỏi
  • B. Không có mục đích hỏi
  • C. Mục đích hỏi không rõ
  • D. Không nêu lên nội dung gì

Câu 7: Tác dụng của câu hỏi tu từ trong giao tiếp?

  • A. Làm cho lời nói ngắn gọn, dễ hiểu hơn
  • B. Không thu hút được sự quan tâm của người nghe
  • C. Thu hút sự quan tâm của người nghe, làm lời nói uyển chuyển, giàu sức biểu cảm
  • D. Làm cuộc giao tiếp thú vị hơn

Câu 8: Tác dụng của câu hỏi tu từ trong văn học?

  • A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu nói
  • B. Tăng sắc thái biểu cảm, tạo ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ
  • C. Tăng sự hấp dẫn trong văn học
  • D. Tăng sự phong phú trong nghệ thuật

Câu 9: Câu hỏi tu từ được đặt ra không cần

  • A. Chú ý đến thái độ người đối diện
  • B. Phải quan tâm nội dung
  • C. Dịch nghĩa
  • D. Tìm kiếm câu trả lời

Câu 10: Trong chùm ca dao trào phúng 1 nói đến điều gì?

  • A. Nói về người thầy hay tính toán
  • B. Nói về người thầy mang cơm về cho con nhà mình
  • C. Nói về người thầy đáng kính không tham lam
  • D. Sự tham lam của thầy khi muốn con gà lớn, đơm xôi thì phải đơm đầy

Câu 11: Bài chùm ca dao trào phúng 1 dùng thể thơ gì?

  • A. Thơ năm chữ
  • B. Thơ lục bát
  • C. Thơ tự do
  • D. Thơ thất ngôn

Câu 12: 2 từ láy trong bài ca dao 1 là

  • A. Chập chập, đơm đầy
  • B. Đơm xôi, đơm đầy
  • C. Chập chập, cheng cheng
  • D. con gà, để riêng

Câu 13: Nhịp thơ của bài ca dao 1 là

  • A. 3/3, 2/2/2/2
  • B. 2/2/2, 2/2/2/2
  • C. 2/2, 4/4
  • D. 2/4, 4/4

Câu 14: Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, sau khi nghe vị khách thứ hai chê cửa hàng đã làm gì?

  • A. Bỏ chữ “ở đây”
  • B. Không bỏ chữ nữa
  • C. Thêm chữ vào biển
  • D. Bỏ biển đi

Câu 15: Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, vị khác thứ ba đã chê biển ở chỗ nào?

  • A. Chê chữ “có bán”
  • B. Khen biển đẹp
  • C. Chê hết cả biển
  • D. Khuyên cửa hàng nên cất biển

Câu 16: Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, vị khách thứ tư đã chê điều gì?

  • A. Khuyên nên cất biển
  • B. Không chê bất cứ điều gì
  • C. Khen đẹp
  • D. Chê chữ cuối cùng trên tấm biển

Câu 17: Trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam, sau khi vị khách thứ tư chê tấm biển cửa hàng đã làm gì?

  • A. Đổi tấm biển khác
  • B. Chỉ bỏ chữ đã bị chê
  • C. Cất luôn tấm biển
  • D. Vẫn để tấm biển

Câu 18: Nghĩa tường minh là gì?

  • A. Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, dễ nhận ra, dễ hiểu, không cần phải suy diễn
  • B. Nghĩa tường minh không dễ nhận ra và phải suy diễn mới hiểu
  • C. Là nghĩa rất dễ hiểu
  • D. Là nghĩa được diễn đạt gián tiếp nhưng dễ hiểu, không cần suy diễn

Câu 19: Nghĩa tường minh hay còn gọi là?

  • A. Ngữ nghĩa
  • B. Không có tên gọi khác
  • C. Nghĩa đen
  • D. Nghĩa bóng

Câu 20: Nghĩa đen là

  • A. Là nghĩa chính của câu
  • B. Là nghĩa hiện lên không qua câu văn, rất khó hiểu
  • C. Là nghĩa hiện lên trong câu văn, không toát lên từ câu chữ
  • D. Nghĩa hiện lên trên câu văn, toát lên từ câu chữ, nhìn vào là hiểu ngay

Câu 21: Nghĩa tường minh trong giao tiếp được sử dụng

  • A. Không rộng rãi
  • B. Rộng rãi
  • C. Thi thoảng mới được sử dụng
  • D. Không được sử dụng

Câu 22: Tại sao lão thuê người hầu, thuê người dạy nhạc, dạy múa trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì muốn biết nhiều hơn
  • B. Vì khao khát muốn trở thành quý tộc
  • C. Vì học nhiều sẽ trở nên có học thức
  • D. Vì lão muốn khoe khoang

Câu 23: Hàng tuần lão tổ chức buổi hòa nhạc để làm gì trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì quý tộc đều làm như vậy, lão muốn mình giống quý tộc
  • B. Vì lão thích hòa nhạc
  • C. Vì lão thích sự đông vui
  • D. Vì lão thích bắt chước người khác

Câu 24: Đôrâng trong bài Trưởng giả học làm sang lợi dụng lão vì?

  • A. Vì muốn nịnh nọt lão
  • B. Vì không ưa lão
  • C. Mượn tiền tiêu xài phung phí
  • D. Vì nghĩ lão ngu ngơ

Câu 25: Vì sao lão ngăn cản con gái Cluyxin lấy Clêông trong bài Trưởng giả học làm sang?

  • A. Vì Clêông chống lại lão
  • B. Vì Clêông không phải quý tộc
  • C. Vì lão thấy Clêông không tốt
  • D. Vì lão không thích Clêông

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay