Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG (PHẦN 1)

Câu 1: Từ in đậm trong câu sau đây thuộc loại từ gì?

“Cómày bị điếc.”

  • A.   Trợ từ
  • B.   Thán từ
  • C.   Đại từ
  • D.   Động từ

Câu 2: Từ in đậm trong câu sau đây thuộc loại từ gì?

“Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này.”

  • A.   Trợ từ
  • B.   Thán từ
  • C.   Đại từ
  • D.   Động từ

 

Câu 3: Từ in đậm trong câu sau đây thuộc loại từ gì?

Đích thị là nó chạy ra ngõ.”

  • A.   Động từ
  • B.   Tính từ
  • C.   Danh từ
  • D.   Trợ từ

Câu 4: Cho câu sau:

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Câu trên có mấy trợ từ?

  • A.    Hai
  • B.   Ba
  • C.   Bốn
  • D.   Năm

Câu 5: Cho các câu sau đây:

a) Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận)

b) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)

c) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh)

d) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)

Tất cả các câu trên đều chứa trợ từ.

  • A.   Đúng
  • B.   Sai

Câu 6: Xác định thể loại của văn bản Mắt sói.

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Tùy bút.
  • C. Tản văn.
  • D. Tiểu thuyết.

Câu 7: Tiểu thuyết Mắt sói do ai sáng tác?

  • A. Đa-ni-en Pen-nắc.
  • B. Víc-to Huy-gô.
  • C. Ban-dắc.
  • D. Michel Thô-mát.

Câu 8: Tiểu thuyết Mắt sói là tác phẩm dành cho lứa tuổi nào?

  • A. Thanh niên.
  • B. Thiếu nhi.
  • C. Người trưởng thành.
  • D. Người già.

Câu 9: Tác giả Đa-ni-en Pen-nắc là người nước nào?

  • A. Ý.
  • B. Pháp.
  • C. Anh.
  • D. Mỹ.

Câu 10: Trợ từ là gì?

  • A. Là những từ ngữ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
  • B. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
  • C. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó.

Câu 11: Câu nào sau đây chứa trợ từ?

  • A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi.
  • B. Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.
  • C. Hỡi ơi lão Hạc!
  • D. Nó vợ con chưa có.

Câu 12: Câu nào sau đây chứa trợ từ?

  • A. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
  • B. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói.
  • C. Nghe đến tên tôi, tôi tự nhiên giật mình lúng túng.
  • D. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

Câu 13: Trong câu sau, từ nào là trợ từ?

Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

  • A. Chẳng có.
  • B. Đến.
  • C. Ạ.
  • D. Gì đấy.

 

Câu 14: Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa làm công việc gì?

          A. Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

          B. Trồng hoa.

          C. Nhà khoa học.

          D. Kĩ sư.

Câu 15: Đoạn văn nào nói về nhiệm vụ của anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

          A. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

          B. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

          C. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào.

          D. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Câu 16: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

          Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

  • A. Tự sự.
  • B. Miêu tả.
  • C. Thuyết minh.
  • D. Nghị luận.

Câu 17: Đoạn văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?

          Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

          A. So sánh, liệt kê.

          B. Ẩn dụ, điệp cấu trúc.

          C. Nhân hóa, liệt kê.

          D. Nhân hóa, điệp cấu trúc.

Câu 18: Thán từ là gì?

  • A. Là những từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
  • B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
  • C. Là những từ dùng để nối các vế câu trong câu ghép.
  • D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó.

Câu 19: Thán từ gồm mấy loại chính?

  • A. 3 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 5 loại.
  • D. 4 loại.

Câu 20: Thán từ gồm những loại nào?

  • A. Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm - cảm xúc; thán từ nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
  • B. Thán từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ; thán từ gọi - đáp.
  • C. Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi - đáp.
  • D. Thán từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ, động từ; thán từ gọi - đáp.

Câu 21: Dòng nào dưới đây chứa các thán từ gọi - đáp?

          A. ơi, này, vâng, dạ.

          B. ôi, này, a, ơ.

          C. chỉ, ngay, những, chính.

          D. chao ôi, đích, vâng, dạ.

 

Câu 22: Bài thơ Bếp lửa được viết bằng thể thơ gì?

  • A. Thơ lục bát.
  • B. Thơ tự do.
  • C. Thơ song thất lục bát.
  • D. Thơ sáu chữ.

Câu 23: Ai là người sáng tác bài thơ Bếp lửa?

  • A. Lưu Quang Vũ.
  • B. Huy Cận.
  • C. Bằng Việt.
  • D. Xuân Diệu.

Câu 24: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.
  • B. Năm 1960, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.
  • C. Năm 1963, khi tác giả về nước sau khi học tập ở nước ngoài.
  • D. Năm 1960, khi tác giả về nước sau khi học tập ở nước ngoài.

Câu 25: Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào?

  • A. Người bà.
  • B. Người cháu.
  • C. Người bố.
  • D. Người mẹ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay