Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG (PHẦN 2)

Câu 1: Từ in đậm trong câu sau đây thuộc loại từ gì?

“Em đừng khóc nữa mà.

  • A.   Thán từ
  • B.   Trợ từ
  • C.   Động từ
  • D.   Tính từ

Câu 2: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A.   Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
  • B.   Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
  • C.   Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
  • D.   Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.

Câu 3: Câu 3: Câu thơ sau sử dụng thán từ nào và có tác dụng gì?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

  • A. Thán từ “than ôi” biểu thị sự ngạc nhiên, bất ngờ.
  • B. Thán từ “than ôi” biểu thị sự tiếc nuối, đau buồn.
  • C. Thán từ “ôi” biểu thị sự hụt hẫng, chán nản.
  • D. Thán từ “ôi” biểu thị sự kính trọng.

Câu 4: Cho câu sau:

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Câu trên có mấy trợ từ?

  • A.   Hai
  • B.   Ba
  • C.   Bốn
  • D.   Năm

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

 - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

  • A.   Trời ơi!
  • B.   Ngày mai con chơi với ai?
  • C.   Khốn nạn thân con thế này?
  • D.   Con ngủ với ai?

Câu 6: Ở văn bản Mắt sói, trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

          A. Một con sói đực đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.

          B. Một con sói đực đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.

          C. Một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.

          D. Một con sói cái đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.

Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

          Và đến lượt con mắt của cậu bé chuyển động. Như một ánh sáng vụt tắt. Hoặc cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Phải rồi, một đường hầm giống như một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Càng vào sâu thì càng mờ mịt.

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Điệp cấu trúc.

Câu 8: Ở văn bản Mắt sói, trong mắt cậu bé Phi Châu, kí ức nào đã hiện lên?

          A. Kí ức về chiến tranh châu Phi.

          B. Kí ức về cuộc gặp gỡ với Sói Lam.

          C. Kí ức về người bạn lạc đà một bướu tên là Hàng Xén.

          D. Kí ức về lần giải cứu Ánh Vàng.

Câu 9: Trong văn bản Mắt sói, các nhân vật Ánh Vàng, Sói Lam, những con lạc đà, Báo được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

          A. So sánh.

          B. Hoán dụ.

          C. Nói quá.

          D. Nhân hóa.

Câu 10: Từ in đậm nào trong những câu văn sau là trợ từ?

          A. Đôi cánh của nó chợt như dừng lại, nó rơi xuống như một chiếc lá.

          B. Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa.

          C. Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng chúng chừng gần hai cây số con đò mới tạt được vào bờ.

          D. Họ dựng trại ở một vùng trũng đầy cỏ, từ hang sói tới đó mất chừng ba giờ đồng hồ.

Câu 11: Đoạn văn sau sử dụng mấy trợ từ?

Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy. Không biết nó chìm trong con mắt của cậu bé như thế bao lâu rồi nhỉ? Thật khó nói. Nhiều phút trôi qua tưởng chừng như hàng năm trời.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 12: Trong câu văn Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói có trợ từ nào?

          A. Nếu.

          B. Chỉ.

          C. Thì.

          D. Vì.

Câu 13: Câu sau có sử dụng trợ từ nào?

          Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.

          A. Chính.

          B. Nhưng.

          C. Nhất.

          D. Là.

Câu 14: Xác định thể loại của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Tùy bút.
  • C. Tản văn.
  • D. Tiểu thuyết.

Câu 15: Nhân vật chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa là ai?

  • A. Ông họa sĩ.
  • B. Cô kĩ sư.
  • C. Bác lái xe.
  • D. Anh thanh niên.

Câu 16: Tác giả của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ai?

  • A. Nguyễn Minh Châu.
  • B. Nguyễn Thành Long.
  • C. Kim Lân.
  • D. Tô Hoài.

Câu 17: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả sống một thời gian ngắn ở Lào Cai.
  • B. Khi tác giả nghe người khác kể chuyện về anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn.
  • C. Sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970.
  • D. Khi tác giả lên đỉnh Yên Sơn thu thập tư liệu làm thí nghiệm.

 

Câu 18: Thế nào là nhân hóa?

          A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương đồng.

          B. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

          C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận.

          D. Đối chiếu những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 19: Có mấy cách nhân hóa thường gặp?

          A. 2 cách.

          B. 3 cách.

          C. 4 cách.

          D. 5 cách.

Câu 20: Đâu là thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc?

          A. Trời ơi.

          B. Ừ.

          C. Dạ.

          D. Này.

Câu 21: Câu nào dưới đây chứa thán từ?

  • A. Chính hắn đã lấy trộm điện thoại của chị.
  • B. Hôm nay thời tiết vô cùng dễ chịu.
  • C. Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà.
  • D. Cậu học sinh ấy quên vở bài tập ở nhà nên bị phê bình trước lớp.

Câu 22: Khổ đầu tiên của bài thơ Bếp lửa sử dụng biện pháp tu từ gì?

          A. Hoán dụ, điệp ngữ.

          B. Nhân hóa, điệp ngữ.

          C. Nói giảm nói tránh, điệp ngữ.

          D. Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 23: Bài thơ Bếp lửa sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

          A. Tự sự.

          B. Nghị luận.

          C. Biểu cảm.

          D. Miêu tả.

Câu 24: Khổ thơ nào kể về những kỉ niệm thời thơ ấu cháu sống cùng bà trong bài thơ Bếp lửa?

  • A. Khổ 2, 3, 4.
  • B. Khổ 1, 2, 3.
  • C. Khổ 1, 3, 4.
  • D. Khổ 3, 4, 5.

Câu 25: Trong bài thơ Bếp lửa, câu thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa sử dụng biện pháp tu từ gì?

          A. Nói quá.

          B. Đảo ngữ.

          C. Ẩn dụ.

          D. Nhân hóa.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay