Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 7 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG (PHẦN 1)

Câu 1: Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A. Sử dụng khái niệm
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • D. Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 2: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 3: Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 4: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

                                         Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Bác ơi!, Tố Hữu)

  • A. Bác.
  • B. đi.
  • C. đẹp.
  • D. nắng.

Câu 5: Cách thay đổi trật tự nhằm đạt hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh được gặp nhiều nhất ở loại văn bản nào?

  • A. Truyện ngắn, tiểu thuyết.
  • B. Thơ ca.
  • C. Kịch.
  • D. Văn bản nhật dụng.

Câu 6: Tác giả của bài thơ Đồng chí là nhà thơ nào?

  • A. Huy Cận.
  • B. Phạm Tiến Duật.
  • C. Chính Hữu.
  • D. Nguyễn Duy.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thơ tự do.
  • B. Thơ sáu chữ.
  • C. Thơ lục bát.
  • D. Thơ tám chữ.

Câu 8: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm nào?

  • A. 1947.
  • B. 1948.
  • C. 1949.
  • D. 1950.

Câu 9: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào hoàn cảnh nào?

  • A. Trước khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  • B. Trong khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  • C. Sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
  • D. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Câu 10: Có mấy loại hoán dụ?

  • A. 2 loại.
  • B. 4 loại.
  • C. 6 loại.
  • D. 8 loại.

Câu 11: Nói quá là gì?

  • A. Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đối tượng.
  • B. Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau.
  • C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.
  • D. Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

Câu 12: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  • A. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.
  • B. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  • C. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
  • D. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 13: Nghĩa của từ ngữ là gì?

  • A. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.
  • B. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
  • C. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.
  • D. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

Câu 14: Tác giả của bài thơ Lá đỏ là nhà thơ nào?

  • A. Nguyễn Đình Thi.
  • B. Phạm Tiến Duật.
  • C. Huy Cận.
  • D. Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 15: Bài thơ Lá đỏ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  • B. Thơ tự do.
  • C. Thơ lục bát.
  • D. Thơ ngũ ngôn.

Câu 16: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào năm nào?

  • A. 1970.
  • B. 1972.
  • C. 1974.
  • D. 1975.

Câu 17: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào hoàn cảnh nào?

  • A. Khi chuẩn bị bắt đầu cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, những người lính đang trên đường lên tiền tuyến.
  • B. Khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước đang diễn ra một cách ác liệt.
  • C. Sau khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước giành thắng lợi.
  • D. Khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.

Câu 18: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi thứ mấy?

          A. Ngôi thứ ba.

          B. Ngôi thứ nhất.

          C. Lúc thì ngôi thứ nhất, lúc thì ngôi thứ ba.

          D. Không rõ.

Câu 19: Chi tiết nào trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là miêu tả hoàn cảnh sống của các cô gái?

  • A. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
  • B. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
  • C. Cao điểm bây giờ thật vắng.
  • D. Nó đây, can đảm, dịu hiền, ở cùng thành phố với tôi và cùng đứng với tôi đêm nay, trên cao điểm đầy bom gần mặt trận.

Câu 20: Câu văn Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên sử dụng biện pháp tu từ gì?

          A. So sánh.

          B. Nói quá.

          C. Ẩn dụ.

          D. Nhân hóa.

Câu 21: Hồn nhiên, hay mơ mộng nhưng rất dũng cảm và trách nhiệm là miêu tả nhân vật nào trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?

          A. Miêu tả chung 3 cô gái: Phương Định, Nho, Thao.

          B. Nho.

          C. Chị Thao.

          D. Phương Định.

Câu 22: Thế nào là biện pháp tu từ so sánh?

  • A. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng.
  • B. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có mối quan hệ tương cận.
  • C. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng nó nét tương đồng trong đó cái so sánh bị ẩn đi.
  • D. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng nó mối quan hệ tương cận trong đó cái so sánh bị ẩn đi.

Câu 23: Có mấy loại ẩn dụ?

  • A. 1 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 3 loại.
  • D. 4 loại.

Câu 24: Biện pháp nói quá không được dùng trong văn bản nào?

  • A. Văn bản tự sự.
  • B. Văn bản hành chính khoa học.
  • C. Văn bản miêu tả.
  • D. Văn bản biểu cảm.

Câu 25: Nghĩa của từ ngữ là gì?

  • A. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.
  • B. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
  • C. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.
  • D. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay