Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG (PHẦN 2)

Câu 1: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không phải hình ảnh nhân hóa?

  • A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
  • B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
  • C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
  • D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 3: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả…?

  • A. Hoạt động
  • B. Hình dáng
  • C. Tính chất
  • D. Tính cách

Câu 4: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 5: Câu thơ sau sử dụng loại ẩn dụ nào?

Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

  • A. Ẩn dụ cách thức.
  • B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
  • C. Ẩn dụ hình thức.
  • D. Ẩn dụ phẩm chất.

Câu 6: Xuất thân của những người đồng chí thể hiện ở câu thơ nào trong bài Đồng chí?

          A. Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          B. Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

          C. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.

          D. Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá.

Câu 7: Câu thơ thứ 7 Đồng chí! là loại câu gì?

          A. Câu đơn.

          B. Câu rút gọn.

          C. Câu ghép.

          D. Câu đặc biệt.

Câu 8: Trong bài Đồng chí, câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính sử dụng những biện pháp tu từ gì?

  • A. Ẩn dụ, nhân hóa.
  • B. Hoán dụ, nhân hóa.
  • C. Ẩn dụ, hoán dụ.
  • D. Hoán dụ, so sánh.

Câu 9: Trong bài Đồng chí, những câu thơ sau nhắc đến căn bệnh gì thường gặp ở những người lính thời kháng chiến?

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

          A. Bệnh phong.

          B. Bệnh phổi.

          C. Bệnh sốt rét.

          D. Bệnh ghẻ.

Câu 10: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?

  • A. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  • B. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
  • C. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • D. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 11: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 12: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học có mục đích gì?

  • A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
  • B. Để đạt một hiệu quả diễn đạt nào đó.
  • C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
  • D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Câu 13: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

  • A. Nói quá.
  • B. Điệp cú pháp.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. So sánh.

Câu 14: Trong bài thơ Lá đỏ, biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

          A. Nhân hóa.

          B. So sánh.

          C. Ẩn dụ.

          D. Điệp ngữ.

Câu 15: Trong bài thơ Lá đỏ, câu thơ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi lên điều gì?

          A. Sự khốc liệt, gian lao của chiến tranh.

          B. Sự thất bại của quân địch.

          C. Sự đoàn kết của quân ta.

          D. Những thử thách của quân ta.

Câu 16: Đâu là các câu thơ miêu tả thiên nhiên trong bài thơ Lá đỏ?

  • A. Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
  • B. Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường.
  • C. Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ.
  • D. Chào em em gái tiền phong/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…

Câu 17: Trong bài thơ Lá đỏ, câu thơ Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi ra điều gì?

          A. Sự gấp gáp, vội vã tiến quân ra tiền tuyến.

          B. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc.

          C. Không khí khắc nghiệt trên chiến trường.

          D. Sự nguy hiểm luôn rình rập trên đường hành quân.

Câu 18: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được viết theo thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết.
  • B. Hồi kí.
  • C. Kịch.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 19: Tác giả của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là ai?

  • A. Nguyễn Thành Long.
  • B. Nguyễn Minh Châu.
  • C. Lê Minh Khuê.
  • D. Tô Hoài.

Câu 20: Những ngôi sao xa xôi ra đời vào năm nào?

  • A. 1971.
  • B. 1972.
  • C. 1974.
  • D. 1975.

Câu 21: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong thời kì nào?

  • A. Đất nước đổi mới.
  • B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa giành được thắng lợi.
  • C. Thời kì kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
  • D. Thời kì kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt.

Câu 22: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

  • A. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  • B. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
  • C. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • D. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 23: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 24: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học có mục đích gì?

  • A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
  • B. Để đạt một hiệu quả diễn đạt nào đó.
  • C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
  • D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Câu 25: Dòng nào sau đây đúng về khả năng sắp xếp trật tự trong một câu?

  • A. Cùng một câu nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ, nhưng nằm trong một ngữ cảnh, hay một văn bản thì có một cách sắp xếp tối ưu.
  • B. Các từ trong câu phải được sắp xếp theo thứ tự đã quy định sẵn, không được đảo vị trí các từ sẽ gây ra sự sai lệch nghĩa.
  • C. Các từ trong câu được tự do chọn vị trí trong câu, không có quy định nào bắt buộc cả.
  • D. Các từ trong câu tùy thuộc vào từng loại văn bản mà có cách sắp xếp riêng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay