Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 8 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT (PHẦN 1)

Câu 1: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

   A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.

   B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!

   C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

   D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Câu 2: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

   A. Giận dữ

   B. Buồn chán

   C. Thất vọng

   D. Đau xót

Câu 3: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

   A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá

   B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi

   C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi picnic

   D. Kìa, trời mưa

Câu 4: Từ nào trong câu sau đây là thành phần tình thái?

“Có vẻ như cơn bão đã đi qua.”

  • A.   Có vẻ
  • B.   Cơn bão
  • C.   Đã
  • D.   Đi

Câu 5: Từ nào trong câu sau đây là thành phần tình thái?

“Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con.”

  • A.   Tôi
  • B.   Hình như
  • C.   Rõ
  • D.   Mẹ con

Câu 6: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam là kiểu văn bản nào?

  • A. Văn bản thuyết minh.
  • B. Văn bản nghị luận.
  • C. Văn bản hành chính.
  • D. Văn bản biểu cảm.

Câu 7: Ai là tác giả của bài viết Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam?

  • A. Xuân Diệu.
  • B. Nguyễn Khuyến.
  • C. Hoài Thanh.
  • D. Nam Cao.

Câu 8: Đối tượng của văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam là gì?

  • A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu điếu.
  • B. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
  • C. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu ẩm.
  • D. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu vịnh.

Câu 9: Xuân Diệu đã sử dụng từ nào khi nói về bài thơ Thu điếu?

  • A. Giản dị.
  • B. Đặc trưng.
  • C. Tiêu biểu.
  • D. Xuất sắc.

Câu 10: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  • A. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
  • C. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu.
  • D. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu.

Câu 11: Thành phần cảm thán được sử dụng để làm gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  • C. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  • D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 12: Mục đích sử dụng của thành phần tình thái là gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cách đánh giá, của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Bộc lộ suy nghĩ bên trong nội tâm của người nói, người viết.
  • C. Bổ sung ý nghĩa cho nội dung sự việc được nói đến trong câu.
  • D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.

Câu 13: Từ chả nhẽ trong đoạn sau là thành phần biệt lập gì?

          Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Làng, Kim Lân)

  • A. Thành phần cảm thán.
  • B. Thành phần tình thái.
  • C. Thành phần trạng ngữ.
  • D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 14: Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

  • A. Đọc văn là một hành trình đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi văn bản văn học.
  • B. Đọc văn là một quá trình quan trọng của phê bình văn học.
  • C. Đọc văn là bước đầu tiên trong việc tìm hiểu một văn bản văn học.
  • D. Đọc văn chỉ quan trọng với những nhà phê bình văn học.

Câu 15: Trong văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, Trần Đình Sử đã so sánh đọc văn với cái gì?

  • A. Trò chơi đuổi mắt bắt dê.
  • B. Trò chơi ú tim.
  • C. Trò chơi đuổi bắt.
  • D. Trò chơi kéo co.

Câu 16: Đoạn văn sau trình bày luận điểm nào?

      Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn bản là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

  • A. Khái niệm đọc văn.
  • B. Phương pháp đọc văn.
  • C. Quan niệm về đọc văn.
  • D. Ý nghĩa của đọc văn.

Câu 17: Trong văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, theo tác giả, khi đọc văn cần phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?

          A. Cấu tạo của văn bản, nội dung của văn bản và hình tượng văn bản.

          B. Cấu tạo của văn bản, hình tượng và các biện pháp tu từ trong văn bản.

          C. Cấu tạo của văn bản, ngôn từ và cá tính tác giả trong văn bản.

          D. Cấu tạo của văn bản, ngôn từ và hình tượng của văn bản.

Câu 18: Có mấy thành phần biệt lập?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 19: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ.
  • B. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp.
  • C. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ.
  • D. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ.

Câu 20: Điền vào chỗ trống.

          Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

  • A. Phụ chú.
  • B. Tình thái.
  • C. Gọi – đáp.
  • D. Cảm thán.

Câu 21: Câu nào sau đây sử dụng thành phần gọi đáp?

          A. Hình như thu đã về.

          B. Lúc anh đi, con gái anh – cũng là đứa con duy nhất của anh – mới được hơn một tháng tuổi.

          C. Chao ôi, đây thực sự là một tuyệt tác!

          D. Thưa cô cho em vào lớp ạ!

Câu 22: Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Xác định các đối tượng của biện pháp tu từ đó.

          Tiếng thương thuyết của mấy cô này giòn vang đến nỗi cuộc mặc cả nghe du dương như khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ.

          A. Nhân hóa “tiếng thương thuyết của mấy cô này”.

          B. Ẩn dụ. Trong đó, “khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ” được ẩn dụ cho “tiếng thương thuyết của mấy cô này”.

          C. So sánh. Trong đó đối tượng so sánh là “tiếng thương thuyết của mấy cô này”, đối tượng được so sánh là “khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ”.

          D. Hoán dụ. Trong đó “tiếng thương thuyết của mấy cô này” hoán dụ cho sự xuất hiện của các cô gái.

Câu 23: Trong tác phẩm Xe đêm, An-đéc-xen tiên đoán như thế nào về tương lai của Ma-ri-a?

  • A. Cô sẽ có một cuộc đời bất hạnh vì cô luôn luôn mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống mặc dù cô chỉ là một cô gái quê bình dị.
  • B. Cô không dễ dàng có được hạnh phúc vì cô mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống nhưng rồi cô sẽ gặp một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô.
  • C. Cô sẽ không dễ dàng có được hạnh phúc vì không ai có thể đáp ứng được những mong muốn nhiều vô kể của cô.
  • D. Cô sẽ có một cuộc đời buồn vì cô không thể đạt được những điều mà cô mong muốn.

Câu 24: Trong tác phẩm Xe đêm, tương lai của An-na như thế nào trong lời tiên đoán của An-đéc-xen?

          A. An-na sẽ có một gia đình hạnh phúc bên chồng và hai đứa con.

          B. An-na sẽ lấy chồng hai lần.

          C. An-na sẽ không có con.

          D. An-na sẽ có nhiều con, chồng tương lai của cô sẽ đỡ cô chăm lo cho những đứa con.

Câu 25: Trong tác phẩm Xe đêm, An-đéc-xen tự nhận công việc duy nhất của mình là gì?

          A. Làm ra những món quà nhỏ bé tặng mọi người và có những hành vi nông nổi cốt sao cho những người gần gũi được vui.

          B. Tiên đoán về tương lai của mọi người.

          C. Giúp mọi người tìm được người mình yêu.

          D. Trò chuyện cùng mọi người để tất cả họ được vui.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay