Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 9 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT (PHẦN 2)

Câu 1: Từ nào trong câu sau đây là thành phần cảm thán?

“Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.”

  • A.   Trời ơi
  • B.   Đường
  • C.   Cây khổ
  • D.   Có

Câu 2: Từ nào trong câu sau đây là thành phần cảm thán?

“Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.”

  • A.   Lặp lại
  • B.   Đó
  • C.   Nữa
  • D.   Không thể nào

Câu 3: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?

   A. Chắc là

   B. Có vẻ như

   C. Chắn hẳn

   D. Chắc chắn

Câu 4: Từ nào trong câu sau đây là thành phần tình thái?

“Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

  • A.   Cái này
  • B.   Có lẽ
  • C.   Ghê rợn
  • D.   Những

 

Câu 5: Từ nào trong câu sau đây là thành phần cảm thán?

“Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

  • A.   Chao ôi
  • B.   Con người
  • C.   Cơ hội
  • D.   Hãn hữu

Câu 6: Trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, câu nào sau đây nêu lên ý kiến khái quát của người viết về bài thơ Thu ẩm?

          A. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

          B. Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.

          C. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

          D. Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng mà bình dân, tiến lên hiện thực rồi.

Câu 7: Trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có là chỉ câu thơ nào? Trong bài thơ nào?

          A. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt – Thu ẩm.

          B. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo – Thu điếu.

          C. Nước biếc trông như tầng khói phủ - Thu vịnh.

          D. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe – Thu ẩm.

Câu 8: Trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu đã chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

          A. Ba bài thơ đều gợi nên những nét đặc trưng nhất, bình dị nhất của mùa thu Việt Nam ở 3 miền đất nước.

          B. Ba bài thơ đều thể hiện sự am hiểu của Nguyễn Khuyến về mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.

          C. Ba bài thơ tuy có những nét riêng nhưng đều mang đặc trưng của mùa thu miền Bắc nước ta.

          D. Ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta chứ không ở nước nào khác.

Câu 9: Đâu là câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam,?

          A. Được nhớ, thuộc, và truyền tụng, vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác.

          B. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

          C. Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

          D. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người.

Câu 10: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập?

          A. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi).

          B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi).

          C. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. (Lê Minh Khuê).

          D. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khuê).

Câu 11: Từ có lẽ trong câu sau là thành phần biệt lập nào?

          Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất?

          A. Thành phần bổ ngữ.

          B. Thành phần trạng ngữ.

          C. Thành phần cảm thán.

          D. Thành phần tình thái.

Câu 12: Trong các từ dưới đây, từ nào thể hiện mức độ tin cậy cao nhất?

  • A. Chắc hẳn.
  • B. Chắc chắn.
  • C. Chắc là.
  • D. Có vẻ như.

Câu 13: Các câu sau có sử dụng thành phần biệt lập nào?

- Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Làng, Kim Lân)

- Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

          A. Thành phần tình thái.

          B. Thành phần cảm thán.

          C. Thành phần khởi ngữ.

          D. Thành phần trạng ngữ.

Câu 14: Trong văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, câu văn nào dưới đây cho ta biết rằng ý nghĩa của văn bản văn học thường không cố định?

  • A. Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.
  • B. Vì thế ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tâm lí,… mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật.
  • C. Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.
  • D. Vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

Câu 15: Trong văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, theo Trần Đỉnh Sử, tác phẩm văn học có vai trò gì trong mối quan hệ giữa tác giả và độc giả?

          A. Kéo dài khoảng cách giữa tác giả và độc giả.

          B. Khiến người đọc có thể hiểu được suy nghĩ, tâm tư của tác giả.

          C. Biến độc giả thành tác giả.

          D. Xóa bỏ ranh giới giữa độc giả và tác giả.

Câu 16: Đoạn văn sau có tác dụng gì trong văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa?

          Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn. Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó. Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì ú tim. Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia; có khi ta tưởng bắt được rồi, nhưng hóa ra là bắt trượt. Ý nghĩa là điều mê hoặc lớn và niềm đam mê lớn đối với người đọc. Mọi tác phẩm văn học mà ta cho là hay đều thấp thoáng một ý nghĩa thú vị ở bên trong.

          A. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận.

          B. Giải thích vấn đề.

          C. Chứng minh vấn đề.

          D. Khái quát ý nghĩa của vấn đề.

Câu 17: Trong văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, đọc văn và học văn có mối quan hệ như thế nào?

          A. Đọc văn là quá trình của việc học văn.

          B. Đọc văn là nền tảng của việc học văn.

          C. Đọc văn là bước đầu tiên của việc học văn.

          D. Đọc văn là bước cuối cùng của việc học văn.

Câu 18: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

          A. Này, hãy đến đây nhanh lên!

          B. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!

          C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.

          D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

Câu 19: Xác định thành phần phụ chú trong câu sau.

          Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến.

  • A. Câu không có thành phần phụ chú.
  • B. Bác tôi.
  • C. Là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến.
  • D. Người bên trái tấm hình.

Câu 20: Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong câu thơ Người đồng mình thương lắm con ơi.

          A. Thành phần gọi – đáp.

          B. Thành phần phụ chú.

          C. Thành phần tình thái.

          D. Thành phần cảm thán.

Câu 21: Thành phần phụ chú của câu sau nằm ở đâu?

          Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì lấy trái tim tôi.

          A. Nhìn cảnh ấy.

          B. Còn tôi.

          C. Có người.

          D. Bỗng.

Câu 22: Tác phẩm Xe đêm được viết theo thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết.
  • B. Truyện ngắn.
  • C. Hồi kí.
  • D. Phóng sự.

Câu 23: Tác phẩm Xe đêm là của nước nào?

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Nga.
  • D. Đan Mạch.

Câu 24: Đoạn trích Xe đêm kể về điều gì?

  • A. Cuộc trò chuyện giữa An-đéc-xen cùng các cô gái mà anh đã giúp họ trả tiền lên xe.
  • B. Cuộc tưởng tượng của An-đéc-xen về tương lai, hạnh phúc của mình.
  • C. Sự tiên đoán của An-đéc-xen về tương lai, hạnh phúc của ba cô gái.
  • D. Câu chuyện về cuộc đời 3 cô gái.

Câu 25: Trong tác phẩm Xe đêm, An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về Ni-cô-li-a?

          A. Cô sẽ vì tình yêu mà có thể từ bỏ mọi thứ.

          B. Cô sẽ nhận ra người yêu mình không xứng đáng với những gì cô bỏ ra.

          C. Cô sẽ thấy rằng gia đình mới là điều quan trọng nhất.

          D. Cô sẽ chẳng đắn đo mà sẽ lên đường vượt qua mọi sự khắc nghiệt và khó khăn để cứu người cô yêu khỏi cơn nguy khốn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay