Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 9 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI (PHẦN 2)

Câu 1: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

  • A. Một từ
  • B. Hai từ
  • C. Ba từ
  • D. Bốn từ

Câu 2: Câu phủ định sau: “– Trời không rét lắm.” là loại câu phủ định nào?

  • A. Câu phủ định miêu tả
  • B. Câu phủ định bác bỏ

Câu 3: Câu phủ định sau: “– Trăng chưa lặn.” là loại câu phủ định nào?

  • A. Câu phủ định miêu tả
  • B. Câu phủ định bác bỏ

Câu 4: Câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

“Giỏi gì mà giỏi.”

  • A.   Có
  • B.   Không

Câu 5: Câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

“Ngôi nhà này đẹp à?

  • A.   Có
  • B.   Không

Câu 6: Trong văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, đâu không phải lí do khiến người dân miền sông nước mong đợi có lũ lớn?

          A. Năm nào có lũ lớn là có nhiều cá, chim, sản vật,… và chắc chắn năm sau sẽ canh tác tốt, thu được sản lượng cao.

          B. Có lũ lớn là sẽ có thiệt hại về nhà và của.

          C. Cuối mùa lũ là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, những đàn chim én tụ về có thể kiếm ăn trên những cánh rừng, các hàng cây cối vườn tược ở vùng đất ngập nước.

          D. Giảm thiểu sử dụng lượng phân bón, nông dược.

Câu 7: Trong văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, hiện tượng ngập lụt đã tạo ra những kết nối quan trọng nào?

          A. Kết nối dòng nước, cát và dòng sinh vật.

          B. Kết nối dòng nước, khoáng sản và dòng sinh vật.

          C. Kết nối dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

          D. Kết nối dòng nước, đất và dòng sinh vật.

Câu 8: Trong văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, thông tin trong văn bản được trình bày theo quan hệ hay trình tự nào?

  • A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • B. Quan hệ giả thiết - thực tiễn.
  • C. Trình tự thời gian.
  • D. Trình tự mức độ quan trọng của các đối tượng, nhân tố.

Câu 9: Vì sao trong văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ,, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ?

  • A. Để nhấn mạnh, làm nổi bật những tác động tích cực mà lũ mang lại cho đồng bào vùng châu thổ sông Cửu Long để mọi người có thể dễ dàng chấp nhận và có thái độ khác với hiện tượng lũ.
  • B. Vì lũ không có tác hại gì.
  • C. Vì tác giả không biết những tác hại của lũ gây ra.
  • D. Vì giới hạn bài viết không cho phép.

Câu 10: Câu cảm dùng để làm gì?

  • A. Kể về một hiện tượng, sự việc.
  • B. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
  • C. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
  • D. Nêu cảm xúc của người viết.

Câu 11: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào dùng để nhận biết câu hỏi?

          A. Ai, gì, nào, tại sao.

          B. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.

          C. Hãy, đừng, chớ, đi.

          D. Biết bao, xiết bao, biết chừng nào.

Câu 12: Câu chứa các từ như than ôi, trời ơi, biết bao,… là câu gì?

          A. Câu hỏi.

          B. Câu kể.

          C. Câu cảm.

          D. Câu khiến.

 

Câu 13: Câu nào dưới đây là câu kể?

  • A. Ôi tôi khổ quá mà!
  • B. Tôi thấy tôi thật khổ.
  • C. Tôi khổ quá mà phải không?
  • D. Đừng than vãn nữa!

Câu 14: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, theo tác giả, một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ của Trái Đất ngày càng nóng dần lên là gì?

  • A. Hơn 70% diện tích của các rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá.
  • B. Thủng tầng ô-dôn.
  • C. Ô nhiễm không khí.
  • D. Ô nhiễm nguồn đất.

Câu 15: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, tác giả đưa ra ví dụ về sự hồi sinh của loài động vật nào để chứng minh cho việc khu bảo tồn thiên nhiên hoặc động thực vật hoang dã có ích lợi rất lớn trong việc hồi sinh Trái Đất?

  • A. Báo đốm.
  • B. Voi ở Tan-da-ni-a.
  • C. Cá voi xanh.
  • D. Cá voi lưng gù.

Câu 16: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, mối quan hệ của con người và hệ sinh thái trên Trái Đất là gì?

  • A. Con người có thể điều khiển hệ sinh thái trên Trái Đất.
  • B. Hệ sinh thái trên Trái Đất phục vụ cho cuộc sống của con người.
  • C. Con người là một mắt xích trong hệ sinh thái trên Trái Đất, hệ sinh thái khỏe mạnh thì hành tinh và con người mới khỏe mạnh.
  • D. Con người và hệ sinh thái trên Trái Đất có quan hệ ngang hàng nhau.

Câu 17: Trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta, thông điệp chính xác nhất mà văn bản muốn gửi gắm tới người đọc là gì?

  • A. Hãy hành động ngay bây giờ để có thể cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn.
  • B. Cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những hậu quả do sự nóng lên của toàn cầu gây ra.
  • C. Cần phải tuyên truyền cho tất cả mọi người khắp hành tinh biết được hậu quả khủng khiếp của sự nóng lên của toàn cầu.
  • D. Cần xây dựng thêm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo vệ động thực vật hoang dã.

Câu 18: Trong văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, tác giả văn bản đã tự gọi mình là gì?

  • A. Kẻ hoang dã.
  • B. Người văn minh.
  • C. Thủ lĩnh người da đỏ.
  • D. Người trung thành với lợi ích của người da đỏ.

Câu 19: Trong văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, hình ảnh “ngựa sắt nhả khói” dùng để chỉ cái gì?

  • A. Máy hơi nước.
  • B. Những con ngựa chạy không biết mệt.
  • C. Con ngựa của Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.
  • D. Tàu hỏa.

Câu 20: Trong văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, bức thư đã phê phán những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?

  • A. Xâm lược thuộc địa, các dân tộc khác.
  • B. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
  • C. Hủy hoại nền văn hóa người da đỏ.
  • D. Tàn sát người da đỏ.

Câu 21: Trong văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, người da trắng là danh từ chỉ người dân nào?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Hoa Kì.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Úc.

Câu 22: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?

  • A. Chẳng, chưa, không, chả.
  • B. À, ơi, nhé, nhỉ.
  • C. Gì, sao, nào, đâu.
  • D. Đừng, hãy, chớ, nên.

Câu 23: Câu nào dưới đây là câu phủ định bác bỏ?

          A. Nam không đi Huế.

          B. Nam chẳng đi Huế.

          C. Đâu có, Nam không đi Huế mà.

          D. Thế ra Nam không đi Huế à?

Câu 24: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

          A. 1.

          B. 2.

          C. 3.

          D. 4.

Câu 25: Đoạn thơ sau sử dụng từ phủ định nào?

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

          A. Đâu.

          B. Chút.

          C. Lặng lẽ.

          D. Không.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay