Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Nước ở dạng lỏng (nước thường) có đặc điểm là các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước luôn ...(1)... và tái tạo ...(2)...

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. 1 - bị bẻ gãy; 2 - không liên tục.

B. 1 - bền vững; 2 - không liên tục.

C. 1 - bị bẻ gãy: 2 - liên tục.

D. 1 - bền vững; 2 - liên tục.

Câu 2: Đối với sự sống, liên kết hydrogen có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử hữu cơ.

B. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử khác.

C. Quy định sự liên kết giữa các phân tử trong cơ thể với nhau.

D. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước.

Câu 3: Protein không có chức năng nào sau đây?

A. Điều hòa thân nhiệt. 

B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào.

C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng.

D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon.

Câu 4: Tại sao cấu trúc không gian của phân tử DNA có đường kính không thay đổi?

A. Môt base nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một base nito có kích thước nhỏ (T hoặc C).

B. Các nucleotide trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân..

C. Các base nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen.

D. Hai base nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai base nito có kích thước lớn liên kết với nhau.

Câu 5: Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp cao hình thành do đâu?

A. Do sự tương thích của các thành phần cấu thành.

B. Do sự tương tác nội bộ một cấp bậc nhất định.

C. Do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.

D. Do môi trường quyết định.

Câu 6: Nghiên cứu khoa học nói chung và sinh học nói riêng là

A. quá trình thu thập thông tin.

C. quá trình học tập kiến thức sinh học.

B. quá trình xử lí thông tin.

D. quá trình thu thập và xử lí thông tin.

Câu 7: Nếu bác bỏ giả thuyết trong tiến trình nghiên cứu Sinh học ta phải

A. đặt lại câu hỏi nghiên cứu.

B. quan sát lại đối tượng.

C. hình thành giả thuyết mới.

D. xác định lại dụng cụ quan sát.

Câu 8: Cho các chức năng sống sau:

(1) Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

(2) Sinh trưởng và phát triển

(3) Sinh sản

(3) Cảm ứng

(4) Có khả năng tự điều chỉnh

(5) Thích nghi với môi trường sống

Số chức năng sống mà các cấp độ tổ chức sống cơ bản có thể thực hiện một cách độc lập là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

A. phương pháp phân tích hóa sinh được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

B. phương pháp phân tích di truyền được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

C. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

D. phương pháp phân loại được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

Câu 10: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm

A. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ kinh tế.

B. hệ văn hóa, hệ xã hội và hệ kinh tế.

C. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ xã hội.

D. hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế.

Câu 11: Các amino acid tham gia cấu tạo protein khác nhau ở

A. nhóm carboxyl.

B. nhóm amino.

C. mạch bên.

D. liên kết peptide.

Câu 12: Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể vì

A. chúng là thành phần cấu tạo không thể thiếu trong các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid.

B. chúng là vừa là nguyên liệu vừa là chất xúc tác cho mọi phản ứng hóa sinh xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.

C. chúng là thành phần cấu tạo nên các enzyme, giúp hoạt hóa các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của cơ thể.

D. chúng có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

Câu 13: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chứng minh tầm quan trọng của tế bào trong quá trình tiến hóa tạo nên sinh giới đa dạng và phong phú như ngày nay.

B. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

C. Chứng minh tầm quan trọng của kính hiển vi trong việc nghiên cứu cấu tạo và chức năng của tế bào.

D. Làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

Câu 14: Vì sao tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh tháiđược xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.

B. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.

C. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.

D. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.

Câu 15: Để quan sát hình thái của tế bào thực vật, phương tiện quan sát phù hợp là

A. kính hiển vi.

B. kính lúp.

C. kính hội tụ.

D. kính phân kì.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay