Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1.  Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  1. từ môi trường.
  2. từ môi trường ngoài cơ thể.
  3. từ môi trường trong cơ thể.
  4. từ các sinh vật khác.

Câu 2: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  1. Cây ngô.
  2. Cây lúa.
  3. Cây mướp.
  4. Cây lạc.

Câu 3: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

  1. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
  2. hình thức phản ứng đa dạng.
  3. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
  4. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.

Câu 4: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là?

  1. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy
  2. Xảy ra chậm, khó nhận thấy
  3. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy
  4. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy

Câu 5: Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?

  1. Quang hợp.
  2. Hô hấp.
  3. Thoát hơi nước.
  4. Cảm ứng.

 Câu 6: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  1. Các nhận biết.
  2. Các kích thích.
  3. Các cảm ứng.
  4. Các phản ứng.

Câu 7. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  1. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  2. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  3. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  4. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 9: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

  1. Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  2. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  3. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  4. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 10: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

  1. Tính hướng nước.
  2. Tính hướng sáng.
  3. Tính hướng tiếp xúc.
  4. Tính hướng hóa.

Câu 11: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  1. tính hướng tiếp xúc.
  2. tính hướng sáng.
  3. tính hướng hoá.
  4. tính hướng nước.

Câu 12: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 13: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối” là

  1. Nhiệt độ, ánh sáng
  2. Con mồi
  3. Giá thể
  4. Va chạm

Câu 14: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

  1. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  2. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  3. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
  4. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây không phải là cảm ứng ở sinh vật?

  1. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có tiếp xúc.
  2. Gà con phản ứng với tiếng kêu của gà mẹ
  3. Ngọn cây uốn cong về hướng ánh sáng.
  4. Lá cây bị héo khi ngắt khỏi cành.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

  1. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
  2. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
  3. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
  4. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Câu 2: Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  1. (1), (2), (3), (4)
  2. (1), (2), (3), (5)
  3. (1), (2), (4), (5)
  4. (2), (3), (4), (5)

Câu 3: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  1. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  2. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  3. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  4. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 4: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  1. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  2. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  3. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  4. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 5: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  1. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  2. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  3. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  4. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Câu 6: Trong các phát biểu sau:

(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

  1. (1), (2) và (4)
  2. (1), (2), (3) và (4)
  3. (2), (3) và (4)
  4. 1), (2) và (3)

Câu 7: Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

  1. duỗi thẳng cơ thể
  2. co toàn bộ cơ thể
  3. di chuyển đi chỗ khác
  4. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 8: Các thụ thể cảm giác đơn giản nhất trong một hệ thống thần kinh là

  1. chỉ tìm thấy ở động vật không xương sống.
  2. các đầu dây thần kinh tự do khử cực đẻ đáp ứng với kích thích vật lý trực tiếp.
  3. Các thụ thể cơ học sử dụng một thiết bị đòn bẩy.
  4. Thụ thể thính giác

Câu 9: Khi nói về hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) ngọn cây có tính hướng đất âm.

(2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

(3) rễ cây có tính hướng sáng âm.

(4) ngọn cây có tính hướng sáng âm.

Số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10:  Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

  1. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh
  2. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
  3. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
  4. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ, tuyến

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:

(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

(2). Hệ rễ của TV luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.

(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.

(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật? 

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay