Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT ( PHẦN 2)

 

 

Câu 1: Cây sống ở vùng khô hạn, trên mặt của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng trên của lá cây có tác dụng gì ?

  1. Giảm sự thoát hơi nước của cây
  2. Giảm ánh nắng từ mặt trời
  3. Tăng số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá
  4. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá

Câu 2: Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do tác nhân nào gây ra ?

  1. Prion, vius, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật
  2. Prion, vius, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hóa chất độc hại
  3. Prion, vius, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền
  4. Prion, vius, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt

Câu 3:Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan

  1. Làm giảm tiết chất nhầy ở đường hô hấp
  2. Phá hủy cấu trúc phế nang và làm xơ hóa phế nang
  3. Tăng lưu thông khí
  4. Hạn chế các phản ứng viêm

Câu 4 :Lá cây bị úa vàng là do thiếu diệp lục, để cải thiện tình trạng trên cần cung cấp cho cây những nguyên tố khoáng nào sau đây ?

  1. P, K, Fe
  2. N, Mg, Fe
  3. P, K, Mn
  4. S, P, K

Câu 5 : Cơ chế đóng mở khí khổng là :

  1. Do sự co dãn không đều giữa 2 mép trong và ngoài của tế bào khí khổng
  2. Do áp suất thẩm thấu không tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định
  3. Do hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau do đó sức trương nước là khác nhau
  4. Do sự thiếu hay thừa nước của hai tế bào hình hạt đậu

Câu 6 . Lá cây có màu xanh lục vì

  1. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  2. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  3. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  4. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ..

Câu 7: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  1. Ti thể.    
  2. Tế bào chất.    
  3. Lục lạp.    
  4. Nhân.

Câu 8: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  1. Tuyến nước bọt.
  2. Khoang miệng.
  3. Dạ dày.
  4. Thực quản.

Câu 9: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở

  1. mang
  2. bề mặt toàn cơ thể
  3. phổi
  4. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…

Câu 10: Trong các loài sau đây:

(1)tôm        (2) cá        (3) ốc sên

(4) ếch        (5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

  1. (1), (3) và (5)      
  2. (1), (2) và (3)
  3. (2), (5) và (6)      
  4. (3), (5) và (6)

 Câu 11: Cơ chế của việc tiêm vacxin phòng bệnh là: 

  1. Đưa kháng thể vào cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất kháng nguyên
  2. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
  3. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
  4. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?

  1. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng
  2. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm
  3. Do độ pH của máu giảm
  4. Do nồng độ glucozo trong máu giảm

Câu 13: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

  1. phân giải.
  2. tổng hợp.
  3. đào thải.
  4. chuyển hóa năng lượng.

Câu 14: Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

  1. Chu kì vận động của khí khổng
  2. Cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.
  3. Cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.
  4. Cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

Câu 15: Khi nói về hoạt động của các hệ đệm tham gia cân bằng độ pH máu, những phản ứng nào sau đây xảy ra khi pH máu tăng cao?

  1. Na2CO+ H+→ NaHCO3
  2. NaHCO3→ Na2CO3 + H+
  3. H2PO4→ HPO2−4 + H+
  4. -COOH → -COO+ H+
  5. 1, 2, 3, 4, 5
  6. 1, 3, 4, 5
  7. 2, 3, 4
  8. 1, 5

Câu 16: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

  1. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
  2. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
  3. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
  4. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Câu 17: Có bao nhiêu phương thức sau đây là phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm? 

  1. Lây truyền theo đường hô hấp
  2. Lây truyền theo đường máu
  3. Lây truyền qua niêm mạc bị tổn thương
  4. Lây truyền theo đường tiê hóa
  5. Truyền từ mẹ sang con
  6. 5
  7. 4
  8. 3
  9. 2

Câu 18: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

  1. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
  2. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
  3. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
  4. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

Câu 19: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa?

  1. Vitamin            
  2. Gluxit
  3. Protein             
  4. Lipit

Câu 20: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp ) tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  1. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
  2. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
  3. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
  4. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 21:  Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?

(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…

(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

(3) Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.

Phương án trả lời đúng là:

  1. (1) và (3).    
  2. (1) và (4).   
  3. (2) và (3).    
  4. (2) và (4).

Câu 22: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng.Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây

  1. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào trong lá. 
  2. Tăng số lượng khí khổng dưới mặt lá.
  3. Giảm sự thoát hơi nước ở của cây.
  4. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Câu 23: Muốn cơ thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì con người cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm

  1. sắt, kẽm, tinh bột, protein, axit amin, vitamin và muối khoáng.
  2. chất đường bột (gluxit), protein, muối khoáng, vitamin, lipit.
  3. rau củ quả, thịt, trứng, cá và các loại sữa.
  4. các loại hạt ngũ cốc, cơm, thịt, trứng, cá.

Câu 24: Cho các yếu tố như sau: Thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể.

  1. Yếu tố lấy vào là carbon dioxide, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là thức ăn, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  2. Yếu tố lấy vào là chất hữu cơ, thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là carbon dioxide, ATP.
  3. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  4. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP

Câu 25:  Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

(1)  Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2)  Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3)  Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4)  Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5)  Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6)  Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  1. (1), (2), (3), (5).  
  2. (1), (3), (4), (5).
  3. (1), (3), (5), (6).
  4. (1), (3), (5).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay