Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1. Sinh sản là quá trình

  1. Sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  2. Sinh vật tạo ra có thể mới không mang đặc trưng của loài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  3. Sinh vật tạo ra các cá thể mới giống hệt cá thể mẹ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  4. Sinh vật tạo ra các cá thể mới vượt trội hơn cá thể mẹ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển tiếp tục của loài.

Câu 2: Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1)

Sinh sản là một trong những ...(1)... của cơ thể sống. Từ ...(2)... cơ thể ban đầu, qua quá trình ...(3)... sẽ tạo ra cho thế hệ sau những...(4)..., đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có ...(5)... hình thức sinh sản ở sinh vật là ...(6)... và ...(7)...

  1. đặc trưng cơ bản
  2. một
  3. sinh sản
  4. cơ thể mới

Câu 3: Hình thức sinh sản của thủy tức là

  1. Phân đôi
  2. Nảy chồi
  3. Phân mảnh
  4. Trinh sinh

Câu 4: Đâu không phải đặc điểm của sinh sản vô tính

  1. Con sinh ra không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
  2. Cơ thể con được cấu thành từ một phần cơ thể mẹ
  3. Con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ
  4. Con cái có hình dạng giống nhau nhưng vẫn có đặc điểm riêng biệt ở mỗi cá thể.

Câu 5: Ở hình thức sinh sản vô tính, thế hệ con sinh ra có đặc điểm

  1. giống nhau và khác mẹ.
  2. khác nhau hoàn toàn. 
  3. khác mẹ hoàn toàn. 
  4. giống nhau và giống mẹ. 

 Câu 6:ác hình thức sinh sản ở thực vật gồm có:

  1. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
  2. Sinh sản bằng hạt và bằng chồi.
  3. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
  4. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 7: Nói đến hình thức sinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai: 

  1. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực.
  2. Xảy ra ở động vật bậc thấp.
  3. Không có quá trình giảm phân.
  4. Không cần sự tham gia của giao tử đực.

Câu 8: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

  1. Đài hoa.
  2. Tràng hoa.
  3. Nụ hoa.
  4. Bầu nhụy.

Câu 9: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?

  1. Bọt biển.
  2. Voi.
  3. Giun đũa.
  4. Chuồn chuồn.

Câu 10: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành

  1. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
  2. chỉ từ rễ của cây.
  3. chỉ từ một phần thân của cây.
  4. chỉ từ lá của cây.

Câu 11: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

  1. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  2. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
  3. để tránh sâu, bệnh gây hại.
  4. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 12: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  1. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  2. chỉ từ rễ của cây.
  3. chỉ từ một phần thân của cây.
  4. chỉ từ lá của cây.

Câu 13: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

  1. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
  2. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
  3. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
  4. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 14: Đâu là hình thức sinh sản hữu tính?

  1. Giâm cành.
  2. Chiết cành.
  3. Trồng hạt giống.
  4. Nuôi cấy mô.

Câu 15: Hình thức sinh sản hữu tính có mặt ở

  1. Hầu hết các động vật và thực vật bậc cao.
  2. Sinh vật thuộc giới khởi sinh.
  3. Sinh vật thuộc giới khởi sinh.
  4. Các loại nấm.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày. Đây là hình thức

  1. sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
  2. sinh sản bằng hình thức phân đôi.
  3. sinh sản bằng hình thức tiếp hợp.
  4. sinh sản bằng hình thức phân mảnh.

Câu 2: Cho các mệnh đề sau:

  1. Trong sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ.
  2. Sinh sản vô tính chỉ có ở sinh vật đơn bào.
  3. Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
  4. Người ta ứng dụng sinh sản sinh dưỡng để tiến hành giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô.
  5. Hình thức sinh sản của cây đậu Hà Lan là sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 3: CCừu Dolly là sản phẩm của phương pháp nhân giống nào?

  1. Nhân giống vô tính.
  2. Nhân giống hữu tính.
  3. Nhân giống sinh dưỡng.
  4. Nhân giống thuần chủng.

Câu 4: Cho một số ứng dụng sau:

  1. Nhân nhanh giống cây trồng
  2. Tạo giống cây trồng mới có năng suất cao
  3. Tạo giống cây trồng sạch bệnh
  4. Phục chế giống cây quý đang bị thoái hóa

Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô là

  1. 1, 2, 3, 4, 5.
  2. 1, 3, 4, 5.
  3. 1, 3, 4.
  4. 1, 3, 5.

Câu 5: Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Em hãy cho biết bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào?

  1. Nuôi cấy mô.
  2. Giâm cành.
  3. Chiết cành.
  4. Ghép cành.

Câu 6: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con phát triển và rơi xuống đất rồi trở thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là

  1. sinh sản sinh dưỡng.
  2. nảy chồi.
  3. phân đôi.
  4. sinh sản bằng bào tử.

Câu 7: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của

  1. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  2. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
  3. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
  4. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.

Câu 8: Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  1. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
  2. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
  3. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
  4. hình thức sinh sản phổ biến

Câu 9: Xét các ngành thực vật sau:

(1) Hạt trần

(2) Rêu

(3) Quyết

(4) Hạt kín

Sinh sản bằng bào tử có ở

  1. (1) và (2).
  2. (1) và (4).
  3. (2) và (3).
  4. (3) và (4).

Câu 10: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để:

  1. Tập trung nước nuôi các cành ghép.
  2. Tránh gió mưa làm bay cành ghép.
  3. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép.
  4. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho một số nhận định sau:

  1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.
  2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.
  3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.
  4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.
  5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 20: Khái quát sinh sản ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay