Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P6)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P6). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT(PHẦN 6)

 

Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì :

  1. Thành mỏng dãn nhanh hơn thành dày làm cho khí khổng đóng lại
  2. Thành mỏng dãn nhanh hơn thành dày làm cho khí khổng mở ra
  3. Thành dày dãn nhanh hơn thành mỏng làm cho khí khổng đóng lại
  4. Thành dày dãn nhanh hơn thành mỏng làm cho khí khổng mở ra

Câu 2: Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở:

  1. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây
  2. Diễn ra chủ yếu ở lá cây
  3. Diễn ra chủ yếu là thân cây
  4. Diễn ra ở các bộ phận của cây

Câu 3: Đâu là loài có tim 4 ngăn

  1. Thằn lằn
  2. Chim bồ câu
  3. Cá chép
  4. Châu chấu

Câu 4: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là: 

  1. hệ thần kinh và tuyến nội tuyến
  2. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...
  3. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  4. cơ và tuyến

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình quang hợp của cây ?

  1. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây ôn đới cao hơn cây nhiệt đới
  2. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp cũng tăng
  3. Ở vùng có nhiệt độ thấp quá trình quang hợp được tối ưu khác nhau theo từng loài
  4. Cây vùng lạnh có thể quang hợp ở nhiệt độ rất thấp

 

Câu 6: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là: 

  1. hệ thần kinh và tuyến nội tuyến
  2. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...
  3. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  4. cơ và tuyến

Câu 7: Miễn dịch đặc hiệu

  1. Có tính bẩm sinh
  2. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
  3. Có tính tập nhiễm
  4. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Câu 8: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  2. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
  3. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
  4. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

 

Câu 9: Tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật? 

  1. Da và miễn dịch đặc hiệu
  2. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
  3. Miễn dịch đặc hiệu
  4. Miễn dịch không đặc hiệu

Câu 10:  Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

  1. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2và CO2để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
  2. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2và CO2để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
  3. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2và CO2dễ dàng khuếch tán qua
  4. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

Câu 11: Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp,  vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

  1. Nước
  2. Không khí
  3. Ánh sáng
  4. Oxygen.

Câu 12:  Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

  1. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá.
  2. Lực đẩy của áp suất rễ.
  3. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
  4. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.

Câu 13: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?

  1. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
  2. Trong phân bón.
  3. Được tổng hợp ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  1. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
  2. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
  3. Con người, vật nuôi, cây trồng.
  4. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 15: Cho các nhận định sau:

  1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.
  2. Uống đủ nước, thức khuya, luyện tập thể dục thể thao,… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  3. Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là sinh vật dị dưỡng và sinh vật hóa dưỡng.
  4. Trong cơ thể con người đã có quá trình biến đổi hóa học thức ăn thành năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống hàng ngày.

Trong số các nhận định trên, số nhận định đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 16: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  1. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quang hợp.
  2. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  3. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  4. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 17: Cân bằng nước trong cây là

  1. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
  2. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
  3. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
  4. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.

Câu 18:  Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  1. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  2. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  3. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
  4. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

Câu 19: Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình

  1. khuếch tán O2và CO2qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
  2. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2làm cho phân áp O2trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài
  3. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2làm cho phân áp CO2bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
  4. khuếch tán O2và CO2qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2

 

Câu 20: Vì sao ở lưỡng cư (trừ cá sấu) có sự pha máu?

  1. Vì chúng là động vật biến nhiệt
  2. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C.Vì tim chỉ có 2 ngăn.

  1. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn

Câu 21: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19ml/ 100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim ( thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?

  1. 16,4 ml
  2. 75 ml
  3. 62,5 ml
  4. 22,3 ml

Câu 22: Kháng thể từ cơ thể mẹ chuyển qua màng nhau thai vào cơ thể thai nhi tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh sau đó ?

  1. Miễn dịch vay mượn
  2. Miễn dịch chủ động
  3. Miễn dịch thụ động
  4. Miễn dịch thu được

Câu 23: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na

  1. huyết áo giảm làm Nagiảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  2. huyết áo giảm làm Nagiảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  3. huyết áo giảm làm Nagiảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận
  4. huyết áo giảm làm Nagiảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin → thận hấp thụ Nakèm theo nước trả về máu → nồng độ Navà huyết áp bình thường → thận

Câu 24: Rượu khi đi vào trong cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì

  1. Ức chế sản sinh andostron, do đó giảm tái hấp thu Na+
  2. Kích thích sinh sản sinh andosteron làm giảm hấp thu Na+ và giảm hấp thu nước ở ống thận.
  3. Kích thích sản sinh và giải phóng ADH.
  4. Ức chế sản sinh và giải phóng ADH

Câu 25: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau: 

  1. Hình thành không bào tiêu hóa
  2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
  3. Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn
  4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa
  5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất
  6. Chất thải, chất bã được xuất bào

Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là:

  1. 1-2-3-4-5-6
  2. 3-1-4-2-5-6
  3. 3-1-2-4-5-6
  4. 3-6-4-5-1-2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay