Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P7)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P7). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT ( PHẦN 7 )

 

Câu 1: Muốn tăng năng suất cây trồng thì cần có biện pháp để :

  1. Để quá trình quang hợp và hô hấp phải cân bằng
  2. Để quá trình quang hợp có được ưu thế hơn so với quá trình hô hấp
  3. Để quá trình hô hấp có được ưu thế hơn quá trình quang hợp
  4. Tăng cường quá trình hô hấp và quá trình quang hợp

Câu 2: Đâu là nhận định đúng khi nói vể quá trình tiêu hóa và quá trình dinh dưỡng?

  1. Tiêu hóa là một phần của quá trình dinh dưỡng
  2. Dinh dưỡng và tiêu hóa là hai quá trình kế tiếp nhau
  3. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng
  4. Tiêu hóa là quá trình sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi các chất cần thiết để phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể

Câu 3: Những nhận định nào dưới đây đúng khi nói về vai trò của quá trình hô hấp?

  • Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể
  • Chuyển hóa các chất vô cơ thành các hợp chất hữu cơ
  • Phân giải hợp chất hữu cơ tạo tiền đề để tổng hợp các chất hữu cơ khác
  • Giải phóng nhiệt năng giúp thực vật sinh trưởng được ở môi trường lạnh
  1. (1), (2), (3)
  2. (1), (3), (4)
  3. (2), (4)
  4. (1),(2), (4)

Câu 4: Trong tế bào thực vật có 6 phân tử glucose, nếu đem 3 phân tử được chuyển hóa theo hô hấp và 3 phân tử chuyển hóa theo lên men. Năng lượng tối đa mà tế bào thu được là

  1. 102 ATP
  2. 100 ATP
  3. 120 ATP
  4. 34 ATP

Câu 5: Ở thực vật, bào quan nào thực hiện quá trình hô hấp ?

  1. Lục lạp
  2. Nhân
  3. Ribosome
  4. Ti thể

 

Câu 6: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

  1. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
  2. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
  3. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
  4. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim

Câu 7: Trong các loài sau đây:

(1)tôm        (2) cá        (3) ốc sên

(4) ếch        (5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

  1. (1), (3) và (5)      
  2. (1), (2) và (3)
  3. (2), (5) và (6)      
  4. (3), (5) và (6)

Câu 8: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì

  1. diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
  2. độ ẩm trên cạn thấp
  3. không hấp thu được Ocủa không khí
  4. nhiệt độ trên cạn cao

Câu 9: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?

  1. Phổi của bò sát
  2. Phổi của chim
  3. Phổi và da của ếch nhái
  4. Da của giun đất

Câu 10: Hô hấp là quá trình

  1. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  2. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  3. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  4. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt độ.

Câu 11: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  1. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
  2. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  3. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
  4. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

ng sống của cơ thể

Câu 12: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
  3. Giúp khí CO2 đi vào trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  4. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Câu 13: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  1. Hoạt động trao đổi chất
  2. Chênh lệch nồng độ ion
  3. Cung cấp năng lượng
  4. Hoạt động thẩm thấu

Câu 14: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

  1. Cơ năng.
  2. Quang năng.
  3. Hóa năng.
  4. Nhiệt năng.

Câu 15: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì

  1. diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
  2. độ ẩm trên cạn thấp
  3. không hấp thu được Ocủa không khí
  4. nhiệt độ trên cạn cao

Câu 16: Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  • Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH
  • Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp
  • Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu
  • Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazo
  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 17: Khi nói về miễn dịch dịch thể, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể
  2. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên
  3. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào limpho T độc 
  4. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể nhưng không phải do tế bào limpho B tiết ra

Câu 18: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:

  1. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
  2. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
  3. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
  4. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển

Câu 19: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  1. 35oC - 40oC.       
  2. 40oC - 45oC.       
  3. 30oC - 35oC.       
  4. 45oC - 50oC.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  1. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  2. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  3. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  4. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 21:  Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

(1)  Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2)  Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3)  Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4)  Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5)  Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6)  Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  1. (1), (2), (3), (5).  
  2. (1), (3), (4), (5).
  3. (1), (3), (5), (6).
  4. (1), (3), (5).

Câu 22: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

  1. cơ năng thành hóa năng.
  2. hóa năng thành cơ năng.
  3. hóa năng thành nhiệt năng.
  4. cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 23: Làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn vì

  1. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để hoạt động.
  2. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
  3. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để đào thải khí carbon dioxide ra ngoài.
  4. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để đào thải mồ hôi ra ngoài.

Câu 24: Cho các yếu tố như sau: Thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích luỹ trong cơ thể.

  1. Yếu tố lấy vào là carbon dioxide, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là thức ăn, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  2. Yếu tố lấy vào là chất hữu cơ, thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là carbon dioxide, ATP.
  3. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP.
  4. Yếu tố lấy vào là thức ăn, oxygen. Yếu tố thải ra/giải phóng là carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải. Yếu tố tích lũy là chất hữu cơ, ATP

Câu 25: Trong các nguyên nhân sau:

(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.

(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(7) Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:

A. (1), (2) và (6)

B. (2), (6) và (7)

C. (3), (4) và (5)

D. (3), (5) và (7)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay