Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (PHẦN 1)

 

 

Câu 1: Nguyên nhân của cây luôn mọc vươn về phía ánh sáng là:

  1. Auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi
  2. Auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây
  3. Auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây
  4. Auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tập tính bẩm sinh

  1. Bẩm sinh, di truyền
  2. Không ổn định
  3. Bao gồm các phản xạ không điều kiện
  4. Không mang tính cá thể

Câu 3: Đặc điểm nào không phải đặc điểm cảm ứng ở thực vật :

  1. Phản ứng dễ nhận thấy
  2. Phản ứng chậm
  3. Phản ứng bằng sự thay đổi về hình thái, sự vận động của cơ quan
  4. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone

Câu 4: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào?

  1. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
  2. Tác nhân kích thích không định hướng
  3. Có nhiều tác nhân kích thích
  4. Có sự vận động vô hướng

Câu 5: Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng nào sau đây?

  1. Cây trinh nữ cụp lá
  2. Con mèo chơi với một con mèo khác
  3. Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
  4. Cây đào bị gió thổi bay hết hoa

Câu 6. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  1. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  2. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  3. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  4. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 7: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  1. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  2. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  3. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  4. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Câu 8:  Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

  1. tác nhân kích thích từ một hướng
  2. sự phân giải sắc tố
  3. đóng khí khổng
  4. sự thay đổi hàm lượng axit nucleic

Câu 9: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là?

  1. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy
  2. Xảy ra chậm, khó nhận thấy
  3. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy
  4. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy

Câu 10: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

  1. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
  2. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
  3. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
  4. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

 Câu 11: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

  1. số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
  2. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể.
  3. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
  4. các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

Câu 12. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 13: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  1. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  2. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  3. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  4. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 14: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

  1. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
  2. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  3. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
  4. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 15: Các thụ thể cảm giác đơn giản nhất trong một hệ thống thần kinh là

  1. chỉ tìm thấy ở động vật không xương sống.
  2. các đầu dây thần kinh tự do khử cực đẻ đáp ứng với kích thích vật lý trực tiếp.
  3. Các thụ thể cơ học sử dụng một thiết bị đòn bẩy.
  4. Thụ thể thính giác

Câu 16: Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? 

  1. Sự khép lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.    
  2. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
  3. Vận động nở hoa.                                              
  4. Sự khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

Câu 17: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự

  1. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ.
  2. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh.
  3. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ.
  4. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác.

Câu 18: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

  1. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
  2. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
  3. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
  4. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 19: Tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật biểu hiện ở1. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ.
2. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật.
3. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
4. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.

  1. 1,2,3,4
  2. 1,2.
  3. 2,3,4
  4. 1,3.

Câu 20: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

  1. hạch ngực, hạch lưng.       
  2. hạch thân, hạch lưng.
  3. hạch bụng, hạch lưng.     
  4. hạch ngực, hạch bụng.

Câu 21: Trong các đặc điểm sau:

(1) Thường do tủy sống điều khiển.

(2) Di truyền được, đặc trưng cho loài.

(3) Có số lượng không hạn chế.

(4) Mang tính bẩm sinh và bền vững.

Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện?

  1. 1.       
  2. 2.       
  3. 3.      
  4. 4.

Câu 22: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 oC tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

  1. Độ ẩm.
  2. Ánh sáng.
  3. Nhiệt độ.
  4. Chất dinh dưỡng.

Câu 23: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

  1. Khi vừa mới bị bệnh
  2. 5 tháng sau khi mắc bệnh
  3. 2 năm sau khi mắc bênh
  4. Suy thận giai đoạn cuối

Câu 24: Hai bạn  tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.

  1. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
  2. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
  3. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
  4. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ

Câu 25: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây

(1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha

(2) hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ

(3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ

(4) cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn

(5) chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư

(6) chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội

(7) vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc

Phương án trả lời đúng là

  1. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S
  2. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ
  3. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S
  4. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay