Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (PHẦN 3)

 

Câu 1: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào?

  1. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
  2. Tác nhân kích thích không định hướng
  3. Có nhiều tác nhân kích thích
  4. Có sự vận động vô hướng

 

Câu 2: Động vật thể hiện tập tính khi nào?

  1. Khi mất thức ăn
  2. Một cách thụ động
  3. Một cách tự nhiên
  4. Khi bị kích thích

 

Câu 3: Đâu là đặc điểm của phản xạ có điều kiện

  1. Được hình thành trong đời sống sinh hoạt của cá thể, không di truyền
  2. Số lượng có giới hạn
  3. Bẩm sinh và di truyền
  4. Có tính bền vững

 

Câu 4: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói tới động vật không xương sống ít tập tính học được?

  • Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển
  • Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn
  • Động vật không xương sống có môi trường sống đơn giản
  • Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron

A.1

  1. 2
  2. 3
  3. 4

Câu 5 : Đâu là hiện tượng kiểu ứng động không sinh trưởng?

  1. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh
  2. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi chạm vào cây
  3. Vận động quấn vòng ở tua cuốn của cây mướp, bí
  4. Vận động chồi cây theo mùa ở cây bàng

 

Câu 6.   Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm 

  1. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định. 
  2. Là vận động sinh trưởng của thực vật 
  3. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích.              
  4. Luôn tránh xa tác nhân kích thích.

Câu 7: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  1. Cây ngô.
  2. Cây lúa.
  3. Cây mướp.
  4. Cây lạc.

Câu 8:  Tập tính động vật là

  1. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  2. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  3. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  4. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 9: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách: 

  1. trả lời kích thích cục bộ.
  2. co toàn bộ cơ thể.
  3. co rút chất nguyên sinh.
  4. chuyển động cả cơ thể.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  1. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  2. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  3. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  4. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 11. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 12:  Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

  1. Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  2. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  3. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  4. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 13: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

  1. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
  2. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
  3. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
  4. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng?

  1. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
  2. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  3. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
  4. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 15:  Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

  1. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  2. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  3. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
  4. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 16: Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  1. (1), (2), (3), (4)
  2. (1), (2), (3), (5)
  3. (1), (2), (4), (5)
  4. (2), (3), (4), (5)

Câu 17: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  1. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  2. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  3. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  4. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 18: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

  1. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
  2. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
  3. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
  4. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 19: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  1. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
  2. Không di truyền được, mang tính cá thể.
  3. Có số lượng hạn chế.
  4. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 20: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của 

  1. hướng tiếp xúc.
  2. hướng trọng lực dương.
  3. hướng sáng.               
  4. hướng trọng lực âm.

Câu 21: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

  1. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
  2. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.
  3. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ.
  4. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

     

Câu 22: Cho bảng thông tin sau: 

Hình thức cảm ứng

Phản ứng cụ thể

I. Hướng sáng

1. Lá cây họ đậu cụp lá ngủ vào buổi tối

II. Cảm ứng tiếp xúc

2. Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào

III. Cảm ứng ánh sáng

3. Rễ mọc hướng xuống đất

IV. Hướng tiếp xúc

4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

V. Hướng trọng lực

5. Tua cuốn cây họ đậu cuốn vào cọc leo.

Phương án sai khi nối các phản ứng với các hình thức cảm ứng là: 

  1. I- 1; V- 3
  2. II- 2; III- 1
  3. IV- 5; III- 1
  4. I- 4; II- 2

Câu 23: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

  1. Khi vừa mới bị bệnh
  2. 5 tháng sau khi mắc bệnh
  3. 2 năm sau khi mắc bệnh
  4. Suy thận giai đoạn cuối

Câu 24: Cho các trường hợp sau :

  1. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
  2. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
  3. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi
  4. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

  1. (1), (3) và (4)       
  2. (2), (3) và (4)
  3. (1), (2) và (3)       
  4. (1), (2) và (4)

Câu 25: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là

  1. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  2. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về hướng tiếp xúc.
  3. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về hướng tiếp xúc.
  4. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về hướng tiếp xúc.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay