Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG III.SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT  (PHẦN 2)

 

 

Câu 1: Tuổi của cây lấy gỗ được tính theo :

  1. Số còng gỗ trên thân cây
  2. Đường kính tán lá
  3. Chiều cao của cây
  4. Đường kính thân cây

 

Câu 2: Đâu không phải là vai trò của Auxin trong quá trình sinh lí của cây ?

  1. Kích thích rụng lá, rụng quả
  2. Kích thích phát triển rễ
  3. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng
  4. Kéo dài tế bào

Câu 3:  Nhận định nào sau khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của sâu bướm ?

  1. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản
  2. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng
  3. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích lũy dinh dưỡng
  4. Sinh bướm phát triển theo hình thức biến thái hoàn toàn

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải biểu hiện dậy thì ở nam giới?

  1. Xương chậu phát triển
  2. Có hiện tượng mộng tinh
  3. Mọc râu
  4. Sụn giáp phát triển

Câu 5: Đâu là nhận định không đúng khi nói tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở cơ thể người

  1. Giai đoạn phôi thai kéo dài từ 5- 8 ngày sau khi thụ tinh
  2. Sự phát triển của thai phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống ở người mẹ
  3. Phôi thai phát triển nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan
  4. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi

 

Câu 6: Estrogen có vai trò

  1. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  2. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể
  3. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  4. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 7. Ở động vật đẻ trứng,  sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

  1. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi.
  2. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan.
  3. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử.
  4. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.

Câu 8: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?

  1. Cây sen đá.
  2. Cây cam.
  3. Cây xương rồng.
  4. Cây rêu.

Câu 9: Thyroxin có tác dụng kích thích

  1. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  2. chuyển hóa ở tế bào,  kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
  3. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  4. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 10. Quan sát  mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  1. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi.
  2. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp.
  3. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp.
  4. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy.

 Câu 11: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  1. Cơ thể thực vật ra hoa
  2. Cơ thể thực vật tạo hạt
  3. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  4. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

 

Câu 12: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

  1. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
  2. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  3. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
  4. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 13: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  1. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  2. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  3. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  4. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 14: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

  1. người nhỏ bé,  ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
  2. người nhỏ bé,  ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  3. người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  4. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 15: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là: 

  1. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.
  2. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
  3. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.
  4. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.

Câu 16: Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

  1. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu.
  2. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà...
  3. Cào cào, rắn, thỏ, mèo...
  4. Cá chép, rắn, bồ câu, thỏ…

Câu 17: Biểu hiện của cây khi thừa chất dinh dưỡng là

  1. cây sinh trưởng và phát triển kém, thân còi cọc, lá ít và nhạt màu.
  2. cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ lá, lá xanh mượt.
  3. cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh nhưng lá ít, nhạt màu, dễ gãy rụng.
  4. cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh nhưng thân bị yếu, dễ gãy, lá dễ gãy rụng.

Câu 18: Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

  1. Kích thước tế bào tăng lên
  2. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
  3. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
  4. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

Câu 19: Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyện cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

  1. (2) và (5)       
  2. (3) và (5)
  3. (3) và (4)       
  4. (4) và (5)

Câu 20: Giới hạn tuổi thọ là yếu tố……….., một loài……….sống quá giới hạn tối đa đó. Từ thích hợp điền vào “……” là

  1. di truyền/có thể
  2. di truyền/không thể
  3. không có tính di truyền/không thể
  4. không có tính di truyền/có thể

Câu 21: Người ta xếp những trái cà chua xanh cạnh cà chua chín với để làm gì?

  1. Quả chín có hormone auxin làm cho những quả xanh lớn lên.
  2. Quả xanh có hormone abscisic acid làm chậm quá trình thối của cà chua chín
  3. Quả chín có hormone ethylene, kích thích cho những quả xanh nhanh chín.
  4. Xếp quả xanh lẫn quả chín cho đẹp.

Câu 22: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

  1. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
  2. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
  3. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
  4. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 23: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng. 

  • Tầng thảm xanh
  • Tầng dưới tán
  • Tầng tán rừng
  • Tầng vượt tán
  1. Tầng thảm xanh, tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán.
  2. Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.
  3. Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.
  4. Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.

Câu 24: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hàm lượng auxin là 0,03mg/l; kinetin là 0,5mg/l, khi đặt mô vào trong môi trường này ta thu được

  1. Mô sẹo
  2. cả chồi và rễ
  3. chồi
  4. rễ

Câu 25: Cho các nhận định sau:

  1. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  2. sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  3. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  4. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên
  5. sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
  6. sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

  1. (2), (3) à (4)
  2. (1), (2) và (4)
  3. (3), (4) và (6)
  4. (1), (5) và (6)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay