Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 4: Sinh sản ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Sinh sản ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG IV. SINH SẢN Ở SINH VẬT (PHẦN 1)

 

Câu 1: Hình thức sinh sản nào dưới đây là sinh sản hữu tính?

  1. Cây lạc con được hình thành từ hạt của cây lạc mẹ
  2. Cây lá bỏng mới được hình thành từ lá của cây bỏng mẹ
  3. Cây khoai lang con được hình thành từ củ của cây khoai lang mẹ
  4. Cây mía được hình thành từ ngọn của cây mía mẹ

 

Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật

  • Trong sinh sản hữu tính có sự tổ hợp lại vật chất di truyền qua các thế hệ
  • Động vật sinh sản hữu tính có thể thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong
  • Ở thực vật có hóa, các cây mọc lên từ hạt của cây mẹ thường đa dạng di truyền hơn các cây con phát triển từ cành giâm của cây mẹ
  • Khi môi trường sống biến động nhiều thì sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 3: Giảm phân diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính

  1. Trước thụ tinh
  2. Thụ tinh
  3. Sau thụ tinh
  4. Phát sinh phôi

 

Câu 4: Yếu tố nào không tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật có cấp độ tế bào và cơ thể

  1. Hệ gen của sinh vật
  2. Hormone
  3. Nhiệt độ của môi trường
  4. Dinh dưỡng

 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bào tử ở thực vật sinh sản bằng bào tử?

  1. Bào mang bộ NST lưỡng bội
  2. Bào tử hình thành nên cá thể mới hoặc là cơ sở hình thành thể bào tử
  3. Bào tử có số lượng lớn nên sinh sản bằng bào tử tạo ra được nhiều cá thể mới
  4. Bào tử được hình thành ở thực vật có xen kẽ thế hệ

Câu 6. Sinh sản là quá trình

  1. Sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  2. Sinh vật tạo ra có thể mới không mang đặc trưng của loài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  3. Sinh vật tạo ra các cá thể mới giống hệt cá thể mẹ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
  4. Sinh vật tạo ra các cá thể mới vượt trội hơn cá thể mẹ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển tiếp tục của loài.

 

Câu 7: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

  1. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  2. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  3. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  4. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

 

Câu 8: Đâu không phải đặc điểm của sinh sản vô tính

  1. Con sinh ra không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
  2. Cơ thể con được cấu thành từ một phần cơ thể mẹ
  3. Con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ
  4. Con cái có hình dạng giống nhau nhưng vẫn có đặc điểm riêng biệt ở mỗi cá thể.

 

Câu 9: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  1. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  2. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  3. đơn bội và hình thành cây đơn bội
  4. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

 

Câu 10: Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là

  1. Nảy chồi.       
  2. Trinh sinh.
  3. Phân mảnh.       
  4. Phân đôi.

 

Câu 11: Nói đến hình thức sinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai: 

  1. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực.
  2. Xảy ra ở động vật bậc thấp.
  3. Không có quá trình giảm phân.
  4. Không cần sự tham gia của giao tử đực.

 

Câu 12: Thụ phấn là quá trình

  1. Vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy.
  2. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
  3. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy.
  4. Hợp nhất giữa nhị và nhụy.

Câu 13: Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?

  1. Phân đôi, nảy chồi.
  2. Trinh sinh, phân đôi.
  3. Trinh sinh, phân mảnh.
  4. Phân mảnh, nảy chồi.

Câu 14: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

  1. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
  2. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
  3. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
  4. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

 

Câu 15:  Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày. Đây là hình thức

  1. sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
  2. sinh sản bằng hình thức phân đôi.
  3. sinh sản bằng hình thức tiếp hợp.

 

Câu 16: Tại sao chưa thể tạo ra được cá thể mới từ 1 tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức bậc cao?

  1. Vì cơ thể có cấu tạo phức tạp.
  2. Vì hệ thần kinh phát triển mạnh.
  3. Vì liên quan đến vấn đề đạo đức.
  4. Tất cả đều sai.

 

Câu 17: Ở ong, các ong thợ

  1. gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.
  2. gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.
  3. gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.
  4. có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.

Câu 18: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

  1. Toàn năng.
  2. Phân hóa.
  3. Chuyên hóa cao.
  4. Tự dưỡng.

 

Câu 19: Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Em hãy cho biết bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào?

  1. Nuôi cấy mô.
  2. Giâm cành.
  3. Chiết cành.
  4. Ghép cành.

 

Câu 20 : Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác.
  2. Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhụy phấn của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
  3. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài.
  4. Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

 

Câu 21: Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ

  1. giảm phân cho 4 tiểu bao tử →  1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn →  tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực
  2. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  3. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  4. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

 

Câu 22: Cho các mệnh đề sau:

  1. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
  2. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
  3. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
  4. Mọi loại hoa đều có các bộ phận là đài hoa, cánh hoa, nhị và nhụy.

Số mệnh đề đúng là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

 

Câu 23: Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sảy vào thai vào tháng thứ ba của thai kì?

  1. Vì ở tháng thứ 3 thai nhi bắt đầu cử động trong khi nhau thai chưa phát triển đủ để giữ thai bám chắc vào tử cung.

B.Vì trong tháng thứ 3 các bà mẹ hết giai đoạn kiêng cữ nên họa động mạnh, trong khi đó thai nhi còn non nên chưa ổn định trong tử cung.

  1. Vì vào tháng thứ 3 thể vàng bắt đầu teo đi.
  2. Vì vào tháng thứ 3 tử cung người mẹ có các cơn co thắt định kì.

Câu 24: Xét các đặc điểm sau:

  • Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
  • Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
  • Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  • Là hình thức sinh sản phổ biến.
  • Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Những đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là

  1. (4) và (5).       
  2. (2) và (5).
  3. (2) và (3).       
  4. (1) và (5).

Câu 25: Một loài thực vật hạt kín có bộ NST 2n= 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành nên 4 hạt phấn. Số NST mà môi trường cung cấp để hình thành được 4 hạt phấn nói trên là

  1. 36.
  2. 12.
  3. 48.
  4. 72.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay