Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?
A. Nước.
B. Độ ẩm.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Nhiệt độ.
Câu 2: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?
A. Cây sen đá.
B. Cây cam.
C. Cây xương rồng.
D. Cây rêu.
Câu 3: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?
A. Do tác động của gió từ một phía.
B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
Câu 4: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?
A. Ngọn cây.
B. Lá cây.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 5: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống.
………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
A. Sinh trưởng.
B. Phát triển.
C. Lớn lên.
D. Dài ra.
Câu 6: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm
A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.
Câu 8: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,
Câu 9: Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?
A. Nhện chăng tơ.
B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ.
D. Hổ săn mồi.
Câu 10: Tập tính nào sau đây là tập tính hỗn hợp ở động vật?
A. Hổ săn mồi.
B. Mèo bắt chuột.
C. Tập tính xây tổ của chim .
D. Cả A, B và C
Câu 11: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. duỗi thẳng cơ thể.
B. co toàn bộ cơ thể.
C. di chuyển đi chỗ khác.
D. co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 12: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
A. hạch ngực, hạch lưng.
B. hạch thân, hạch lưng.
C. hạch bụng, hạch lưng.
D. hạch ngực, hạch bụng.
Câu 13: Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là
A. Hệ thần kinh dạng lưới.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
C. Hệ thần kinh dạng ống.
D. Không so sánh được sự tiến hóa.
Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng?
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
Câu 15: Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?
A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
C. Phản xạ của động vật càng nhanh.
D. Không xác định được ảnh hưởng.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................