Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (PHẦN 1)

(15 câu)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

A. Đột biến.                                                 

B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Cách li địa lí.                                           

D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 2: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) tới quần thể đều có thể dẫn đến kết quả

A. làm giảm sự đa dạng di truyền.                 

B. tăng tần số allele trội theo một hướng xác định.

C. tăng cường biến dị tổ hợp.

D. xuất hiện các allele mới.

Câu 3: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về

A. phiêu bạt di truyền.                                  

B. di - nhập gene.

C. giao phối không ngẫu nhiên.                     

D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 4: Theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là

A. cá thể.

B. quần thể.

C. quần xã.

D. hệ sinh thái.

Câu 5: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên là

A. Biến dị tổ hợp.

B. Đột biến gene.

C. Đột biến nhiễm sắc thể.

D. Thường biến.

Câu 6: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên dẫn tới hiện tượng nào sau đây?

A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi.

B. Tạo ra các allele mới.

C. Hình thành các kiểu hình mới.

D. Hình thành quần thể thích nghi.

Câu 7: Sự thay đổi tần số allele của quần thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như lũ lụt, hạn hán làm giảm mạnh số lượng cá thể của quần thể được gọi là

A. đột biến.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. dòng gene.

D. phiêu bạt di truyền.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây không thuộc quá trình tiến hóa nhỏ?

A. Sự thay đổi tần số allele của quần thể theo thời gian.

B. Sự thay đổi về khả năng giao phối và sinh sản thành công giữa các quần thể.

C. Sự thay đổi về vốn gene của quần thể sau nhiều thế hệ.

D. Sự thay đổi tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là không đúng? 

A. Mỗi cá thể sinh vật là một đơn vị tiến hoá. 

B. Trong tự nhiên, đơn vị tồn tại của loài là quần thể. 

C. Nguyên liệu của quá trình tiến hoá là biến dị di truyền. 

D. Đơn vị của quá trình tiến hoá nhỏ là quần thể.

Câu 3: Trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số allele của quần thể?

(1) Đột biến.                    (2) Chọn lọc tự nhiên.                (3) Phiêu bạt di truyền.

(4) Dòng gene.                (5) Giao phối không ngẫu nhiên.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Ảnh hưởng của dòng gene đối với quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 

A. Kích thước của quần thể cho. 

B. Khả năng các allele có trong các cá thể di cư được di truyền sang thế hệ sau. 

C. Mức độ khác biệt về cấu trúc di truyền của quần thể cho và quần thể nhận gene. 

D. Tỉ lệ di cư của các cá thể ở quần thể.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về đột biến là không đúng? 

A. Đột biến có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cháu. 

B. Đột biến có thể không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể sinh vật. 

C. Các đột biến có lợi có tần số xảy ra cao hơn. 

D. Đột biến làm tăng mức biến dị trong quần thể.

...........................................

...........................................

...........................................

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.

Câu 1: Những nhận định sau đây là đúng hay sai?

a) Phiêu bạt di truyền là sự thay đổi tần số allele của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên. 

b) Phiêu bạt di truyền có khả năng dẫn đến sự biến mất hoặc cố định một allele nào đó qua thời gian dài. 

c) Phiêu bạt di truyền tác động mạnh đến các quần thể có kích thước nhỏ. 

d) Phiêu bạt di truyền là nhân tố làm tăng mức biến dị di truyền trong quần thể.

Đáp án:

a. Đ

b. Đ

c. Đ

d. S

...........................................

...........................................

...........................................

=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay