Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Quá trình thay đổi dần thành phần loài của quần xã theo thời gian, tương ứng với sự biến đổi của môi trường được gọi là gì?
A. Diễn thế sinh thái
B. Diễn thế sinh học
C. Hệ sinh thái
D. Chuỗi thức ăn
Câu 2: Loài ưu thế ảnh hưởng đến:
A. Số lượng cá thể trong quần xã
B. Cấu trúc của quần xã
C. Số lượng loài của quần xã
D. Cấu trúc không gian của quần xã
Câu 3: Khu sinh học có đặc điểm gì?
A. Tương tự về địa hình
B. Tương tự về thời tiết
C. Có cùng hệ thực vật
D. Tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng
Câu 4: Tên gọi của quần xã trong giai đoạn đầu là gì?
A. Quần xã trung gian
B. Quần xã mắt xích
C. Quần xã tiên phong
D. Quần xã khởi đầu
Câu 5: Loài chỉ phân bố hoặc tập trung nhiều ở một số sinh cảnh nhất định nhưng có vai trò quan trọng trong quần xã được gọi là:
A. Loài đặc trưng
B. Loài chủ chốt
C. Loài ưu thế
D. Loài yếu thế
Câu 6: Trong sinh quyển có sự tương tác giữa những yếu tố nào với nhau?
A. Sinh vật và sinh cảnh
B. Sinh vật và sinh khối
C. Sinh khối và sinh cảnh
D. Sinh thiết và sinh cảnh
Câu 7: Kinh tế, xã hội và môi trường luôn có mối quan hệ như thế nào?
A. Tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển
B. Cạnh tranh lẫn nhau
C. Bài trừ nhau
D. Không liên quan đến nhau
Câu 8: Sinh thái học bảo tồn có mục đích gì?
A. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài, môi trường sống, cảnh quan và các hệ sinh thái.
B. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài động vật
C. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài thực vật
D. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn khí hậu và thiên nhiên
Câu 9: Mục tiêu chung của phát triển bền vững là gì?
A. Đảm bảo cho mọi người dân được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu kiến thức về sinh học
B. Đảm bảo cho mọi người dân được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu về động thực vật
C. Đảm bảo cho mọi người dân được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu về kinh tế, văn hoá xã hội và được sống trong môi trường an toàn.
D. Đảm bảo cho mọi người dân được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về môi trường của con người
Câu 10: Hệ sinh thái đòi hỏi phục hồi khi nào?
A. Khi nó bị triệt tiêu
B. Khi nó bị xấu đi
C. Khi nó cần cải thiện chất lượng
D. Khi nó bị suy thoái
Câu 11: Nguồn năng lượng chủ yếu nào cung cấp cho toàn bộ sinh vật trên Trái Đất?
A. Điện
B. Vô tuyến
C. Nguyên sinh
D. Ánh sáng mặt trời.
Câu 12: Nguyên nhân nào gây ra diễn thế sinh thái?
A. Do tác động của nhân tố hữu sinh
B. Do tác động của nhân tố nguyên sinh
C. Do tác động của nhân tố vô sinh
D. Do tác động của nhân tố thứ sinh
Câu 13: Sinh quyển bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái ở:
A. Trái Đất
B. Dưới nước
C. Trên cạn
D. Trong không trung
Câu 14: Khái niệm “Phát triển bền vững là sự bảo đảm tăng trưởng kinh tế ổn định đi cùng với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống” là theo quan điểm của:
A. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững năm 1987
B. Liên hợp quốc 1987
C. Liên hợp quốc năm 2002
D. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững năm 2002
Câu 15: Nghiên cứu diễn thế có lợi ích gì?
A. Những hiểu biết về diễn thế giúp con người giải thích được sự thay đổi môi trường
B. Những hiểu biết về diễn thế giúp con người giải thích được sự sống của các quần xã trong tự nhiên.
C. Mang lại những sự thay đổi về loài
D. Những hiểu biết về diễn thế giúp con người giải thích được sự biến đổi của các quần xã trong tự nhiên.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự và có quy luật về thành phần loài của quần xã. Diễn thế diễn ra theo ba giai đoạn: giai đoạn mở đầu, giai đoạn giữa và giai cuối. Có hai loại diễn thế là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ môi trường không có đất mùn, không có sinh vật sinh sống và kết thúc bằng quần xã đỉnh cực. Diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường của quần xã bị huỷ diệt và có thể diễn biến theo hai hướng, hình thành quần xã đỉnh cực hoặc suy thoái.”
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Diễn biến sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
b) Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
c) Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
d) Diễn biến sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Chu trình nitơ trong tự nhiên là quá trình luân chuyển nitơ giữa khí quyển, đất, nước và sinh vật. Đầu tiên, vi khuẩn cố định nitơ chuyển hóa nitơ phân tử (N2) trong không khí thành NH₃ (amoniac), sau đó NH3 kết hợp với nước tạo thành NH4+ (ion amoni) mà thực vật có thể hấp thụ. Tiếp theo, quá trình nitrat hóa do vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter thực hiện chuyển NH4+ thành NO2- rồi NO3-, giúp cây trồng sử dụng dễ dàng hơn. Thực vật hấp thụ NO3- để tổng hợp protein, truyền qua chuỗi thức ăn vào động vật. Khi sinh vật chết hoặc bài tiết, vi khuẩn phân giải chất hữu cơ thành NH4+ (quá trình amon hóa). Một phần NH4+ tiếp tục bị nitrat hóa, phần khác bị vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển NO3- thành N2 trả về khí quyển, hoàn tất chu trình.”
Khi nói về chu trình nitrogen, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Vi khuẩn cố định nitrogen khí quyển có thể là vi khuẩn cộng sinh hoặc sống tự do.
b) Nấm là một nhân tố tham gia vào chu trình nitrogen.
c) Động vật là một thành phần của chu trình nitrogen tự nhiên.
d) Nitrogen phân tử có liên kết 3 bền vững, chỉ có enzyme nitrogenase đủ mạnh để phá vỡ liên kết này và tham gia vào cố định nitrogen.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................