Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Quá trình có phương trình CO2 + H20 + Ánh sáng mặt trời C6H12O6 + O2 + H2O ở cây xanh gọi là

  1. Hô hấp
  2. Quang hợp
  3. Tiêu hóa
  4. Phân tán

Câu 2: Chọn đáp án sai:

  1. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng trong thân.
  2. B. Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên ngừng tưới nước cho cây để đất trong chậu thật khô.
  3. C. Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, thời gian quan sát thấy hơi nước ở túi nylon có thể thay đổi tùy thuộc loài cây, điều kiện thời tiết.
  4. D. Nên sử dụng cành hoa màu trắng trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước.

Câu 3: Bạn An đã chuẩn bị hai chậu cây và thiết kế thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước như sau:

Bước 1: Dán nhãn chậu cây thứ nhất là chậu A, chậu còn lại là B.

Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A, cây ở chậu B giữ nguyên lá.

Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B, đặt hai chậu cây ra ngoài sáng (Hình 32.1).

Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút, quan sát hiện tượng trong túi nylon trùm trên cây A và cây B (Hình 32.2).

Từ kết quả quan sát được, bạn An rút ra kết luận: Hơi nước trong túi nylon là do lá thoát ra. Tuy nhiên, bạn Thuỷ cho rằng trong các bước thí nghiệm của An có một bước đã tiến hành chưa chính xác, vì vậy chưa thể rút ra kết luận như vậy được.

Theo em, trong thí nghiệm của An đã có bước nào chưa chính xác?

  1. Bước 1
  2. Bước 2
  3. Bước 3
  4. Bước 4

Câu 4: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  1. nhiệt dung riêng cao.
  2. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  3. nhiệt bay hơi cao.
  4. tính phân cực.

 Câu 5: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  1. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  2. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
  3. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  4. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây của phiến lá giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sẩn phẩm của quang hợp tốt hơn?

  1. mỏng, diện tích bề mặt lớn.
  2. Trên phiến là có nhiều gân
  3. Lớp biểu bì có nhiều khí khổng
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ

  1. tăng và ngược lại
  2. tăng sau đó giảm
  3. giảm và ngược lại
  4. giảm sau đó tăng

Câu 8: Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ

  1. tăng và ngược lại
  2. tăng sau đó giảm
  3. giảm và ngược lại
  4. giảm sau đó tăng

Câu 9: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

  1. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
  2. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
  3. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  4. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 10: Vai trò của oxygen đối với cơ thể người sống là gì?

  1. Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật.
  2. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra, tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống và cơ thể sẽ chết dần.
  3. Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  4. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về màu xanh lục của lá cây?

  1. Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
  2. Lá cây có màu xanh lục vì nhóm sắc tổ phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  3. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  4. Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 12: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  1. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

      cần nhiều ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

      ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  2. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 13: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  1. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không

      cần nhiều ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

      ánh sáng.

  1. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  2. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?

  1. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  2. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  3. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  4. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 15: Khi trồng trọt cần xới tơi đất trồng giúp

  1. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.
  2. Giúp cây hấp thu tốt phân bón
  3. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng
  4. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD giun đất, trùng que).

Câu 16: Ở tảo sự hô hấp hiểu khí diễn ra tại

  1. Tế bào chất
  2. Ti thể
  3. Trong các bào quan
  4. Màng sinh chất

Câu 17: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.
  3. Tăng năng lượng.
  4. Tăng cường hệ thống hô hấp.

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1)……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2)………. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.”

  1. (1) 10%; (2) 21%.
  2. (1) 10%; (2) 34%.
  3. (1) 15%; (2) 34%.
  4. (1) 15%; (2) 45%.

Câu 19:  Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường.

Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm

  1. Đưa cây vào phòng lạnh.
  2. Tưới nhiều nước cho cây.
  3. Phun axit abxixíc lên lá của cây.
  4. Đưa cây vào trong tối.

Câu 20:  Ăn chín uống sôi có tác dụng

  1. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.
  2. Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.
  3. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn
  4. Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn

Câu 21: Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao

  1. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
  2. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
  3. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
  4. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.

Câu 22: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất

  1. Các mạch gỗ ở thân.
  2. Các mạch gỗ ở rễ.
  3. Quả chín.
  4. Lá cây.

Câu 23: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, giải thích

  1. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì hiện tượng mệt mỏi, ốm nghén khiến người mẹ không ăn được nhiều.
  2. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ.
  3. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì nếu con quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ khi sinh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều không đúng.

Câu 24: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách

  1. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  2. Thân của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  3. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
  4. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất và không khí.

 

Câu 25: Đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ cao

  1. Các ion khoáng gây độc đối với cây.
  2. Thế nước của đất thấp (nồng độ chất tan trong đất cao hơn so với rễ cây).
  3. Hàm lượng oxi trong đất thấp.
  4. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởngbình thường.

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài: Ôn tập chủ đề 7 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay