Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
Câu 1: Quá trình có phương trình C6H12O6 + CO2 + CO2 + H2O + nhiệt lượng ở cây xanh gọi là
- Hô hấp
- Quang hợp
- Tiêu hóa
- Phân tán
Câu 2: Chọn đáp án sai
- Protein tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể sinh vật.
- B. Lipid là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể.
- C. Ở người, thiếu vitamin D gây bệnh quáng gà.
- D. Nitrogen là thành phần cầu tạo nên các chất hữu cơ quan trọng trong tế bào thực vật như diệp lục, protein, nucleic acid,…
Câu 3: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?
(1) Sốt cao.
(2) Đi dạo.
(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.
(4) Ngồi xem phim.
(5) Nôn mửa và tiêu chảy.
- (1), (3), (5).
- (1), (2), (3).
- (1), (3), (4).
- (2), (4), (5).
Câu 4: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
- Ban đêm.
- Buổi sáng.
- Cả ngày và đêm.
- Ban ngày.
Câu 5: Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?
- Túi nylon kín, trong suốt.
- Túi có đục lỗ thủng.
- Túi nylon kín, màu đen.
- Túi vải.
Câu 1=6: Hô hấp tế bảo gồm
- một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
- một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
- một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
- một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ
Câu 7: Trao đổi khí là
- Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể.
- Quá trình sinh vật thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
- Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
- Quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2 và sử dụng chúng.
Câu 8: Nước được cấu tạo từ
- Một nguyên tử carbon liên kết với hai nguyên tử oxygen.
- Một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử oxygen.
- Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen.
- Một nguyên tử hydrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.
Câu 9: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở
- Các tế bào biểu bì.
- Các tế bào nhu mô.
- Các tế bào lông hút.
- Các tế bào khí khổng.
Câu 10: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người gồm mấy giai đoạn
- 5.
- 4.
- 3.
- 2.
Câu 11: Các khẳng định sau đây không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
- Ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo là để rửa sạch các chất bẩn bám vào vỏ hạt
- Hạt sau khi ngâm nước tiếp tục được để ở tủ ấm hoặc nơi khô thoáng để có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm
- Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide của không khí không vào bên trong chuông được
- Cốc nước vôi trong ở chuông có hạt nảy mầm trở nên đục và có lớp váng trắng trên bề mặt còn ở chuông không có hạt nảy mầm thì không có hiện tượng đó
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của khí khổng đối với lá cây
- Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp
- Khí khổng giúp cây trao đổi các loại khí.
- Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
- Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Câu 13: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng
- Hợp chất hữu cơ.
- Đơn chất.
- Tinh thể.
- Ion.
Câu 14: Đối với các loài thực vật ở trên cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua
- Toàn bộ bề mặt cơ thể.
- Khí khổng ở lá.
- Miền chóp rễ.
- Lông hút của rễ.
Câu 15: Đối với các loài thực vật thủy sinh, nước được hấp thụ qua
- Thân.
- Lá.
- Toàn bộ bề mặt cơ thể.
- Lông hút của rễ.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim.
- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim.
Câu 17: Bộ phận chính của cây tham gia vào quá trình quang hợp là
- Lá cây.
- Thân cây.
- Rễ cây.
- Ngọn cây.
Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây nhằm xác định sự có mặt của nước trong quá trình quang hợp ở thực vật?
- Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn, ta thấy trên thành ống nghiệm có nước ngưng tụ.
- Cho lá cây vào ống nghiệm đun nhẹ, sau đó cho một vài tinh thể sunfat đồng không màu, nhận thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước.
- Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây và thêm vào một ít nước, ta ép và lọc lấy dịch chiết. Sau đó, cho dịch ép vào ống nghiệm, cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử oxalat – amon. Nếu thành phần dịch lọc có Ca2 + sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi.
- Cả hai phương án A, B đều đúng.
Câu 19: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau
Thí nghiệm 1. Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm
nước và ủ cho hạt nảy mầm.
Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1
năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.
Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm
đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm ; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời
điểm thu hoạch như nhau.
Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?
- Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
- Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
- Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 20: Vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng
- Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
- Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
- Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
- Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
Câu 21: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau
Bước 1. Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần bao gồm 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B.
Bước 2. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước.
Bước 3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 đến 2 giờ.
Bước 4. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.
Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?
- Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A. Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
- Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
- Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt.
- Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A. Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn.
Câu 22: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên
- Vì khi chạy các cơ bắp của con người đều hoạt động nên sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và tăng nhịp thở.
- Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
- Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời thu nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
- Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí carbon dioxide và tăng đào thải khí oxygen đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi.
Câu 23: Vì sao khi sốt, tiêu chảy, nôn ta cần số sung nước bằng cách uống oresol
- Oresol thúc đẩy quá trình ra mồ hôi, thải độc cho cơ thể.
- Khi bị sốt, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước. Oresol là dung dịch có thành phần là nước và các chất điện giải giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
- Oresol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, giúp ta nhanh khoẻ lại.
- Oresol làm tăng hương vị khi ăn giúp ăn được nhiều, cơ thể bù lại sức.
Câu 24: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì
- Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
- Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
- Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
- Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 25: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì, giải thích
- Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì phải trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cơ thể nhiều dinh dưỡng để thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, giúp lớn lên và hoàn thiện cả về kích thước lẫn trí tuệ.
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì thấp vì ở độ tuổi này cơ thể hấp thu tốt, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,…
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì ở độ tuổi này trẻ hoạt động nhiều, cần cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động vui chơi, học tập.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài: Ôn tập chủ đề 7 (1 tiết)