Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1: Chọn đáp án sai các hiện tượng cảm ứng tương ứng với các kích thích sau
- Nước: Ngọn cây mọc dài về phía có nước
- B. Ánh sáng: Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.
- Con người: Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
- D. Âm thanh: Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.
Câu 2: Chọn đáp án SAI: Kích thích môi trường có thể bao gồm
- Ánh sáng
- Âm thanh
- Nhiệt độ
- Tâm linh
Câu 3: Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt
- Đọc sách
- Ăn uống đúng giờ
- Thức khuya
- Làm việc có kế hoạch
Câu 4: Đâu không phải tập tính bẩm sinh
- Tranh giành con cái ở sư tử.
- Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù
- Gấu Bắc cực ngủ đông
- Nhận biết chủ nhà của chó
Câu 5: Đâu không phải tập tính học được
- Ăn uống theo giờ của thú nuôi
- Dừng xe khi gặp đèn đỏ
- Tập thể dụng buổi sáng
- Một số loài chim di cư khi đến mùa đông
Câu 6: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?
- Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
- Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
- Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
- Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.
Câu 7: Phát triển ở sinh vật là
- quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
- những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
- quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
- quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Câu 8: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
- mô phân sinh cành.
- mô phân sinh bên.
- mô phân sinh lóng.
- mô phân sinh đỉnh.
Câu 9: Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là
- gió, nước, hormone.
- gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
- gió, nước, thức ăn, hormone.
- thức ăn, nhiệt độ, con người.
Câu 10: Cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.
- Côn trùng.
- Gió.
- Nước.
- Con người.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật?
- Điều khiển tuổi thọ.
- Điều khiển giới tính.
- Điều khiển thời điểm sinh sản.
- Điểu khiển số con.
Câu 12: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
- mô phân sinh đỉnh rễ.
- mô phân sinh lóng.
- mô phân sinh bên.
- mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 13: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là
- mô phân sinh đỉnh rễ.
- mô phân sinh lóng.
- mô phân sinh bên.
- mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 14: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách
(4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở:
- (1), (2), (3)
- (2), (3), (4)
- (3), (4), (5)
- (2), (5), (6)
Câu 15: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?
- Nhiệt độ.
- Mùa sinh sản.
- Thức ăn.
- Hormone.
Câu 16: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hoà sinh sản?
- Nhiệt độ.
- Thức ăn.
- Gió.
- Hormone.
Câu 17: Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất?
- Sử dụng hormone.
- Thay đổi các yếu tố môi trường.
- Thụ tinh nhân tạo.
- Sử dụng chất kích thích tổng hợp.
Câu 18: Hoàn thành các thông tin dưới đây.
Dấu hiện sinh trưởng của cây cam: …….. lớn lên thành ……… .
- Cây non, cây trưởng thành
- Cây con, cây trưởng thành
- Cây non, cây con
- Câu con, cây non
Câu 19: Dấu hiệu thể hiện sự phát triển của con ếch là gì?
- Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành.
- Da ếch trần, mềm, ẩm.
- Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
- Trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng, thay đổi hình thái đến trưởng thành.
Câu 20: Biện pháp canh tác: “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
- Nhiệt độ
- Ánh sáng
- Chất dinh dưỡng
- Độ ẩm
Câu 21: Biện pháp canh tác: “trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào
- Nhiệt độ
- Ánh sáng
- Chất dinh dưỡng
- Độ ẩm
Câu 22: Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác?
- Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác
- Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác
- Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn
- Tất cả các phương án đưa ra
Câu 23: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:
- ánh sáng lục và đỏ
- ánh sáng đỏ và đỏ xa
- ánh sáng vàng và xanh tím
- ánh sáng đỏ và xanh tím
Câu 24: Hiện tượng người khổng lồ và người tí hon là do ảnh hưởng của hormone nào gây ra?
- Hormone tăng trưởng (GH).
- Hormone estrogen.
- Hormone testosterone.
- Hormone thyroxine.
Câu 25: Sắp xếp các tầng thực vật của rừng mưa nhiệt đới dưới đây theo thứ tự tăng dần về nhu cầu ánh sáng.
- Tầng thảm xanh
- Tầng dưới tán
- Tầng tán rừng
- Tầng vượt tán
- Tầng thảm xanh, tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán.
- Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh.
- Tầng dưới tấn, tầng tán rừng, tầng vượt tán, tầng thảm xanh.
- Tầng thảm xanh, tầng tán rừng, tầng dưới tấn, tầng vượt tán.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần sinh học bài: Ôn tập chủ đề 8, 9 (1 tiết)