Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 34. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Máu gồm bao nhiêu thành phần?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Thành phần của máu gồm

  1. Hồng cầu
  2. Bạch cầu, tiểu cầu
  3. Huyết tương
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Trong các thành phần của máu, thành phần chiếm nhiều nhất là

  1. Huyết tương
  2. Bạch cầu
  3. Tiểu cầu
  4. Hồng cầu

Câu 4: Chức năng của hồng cầu là

  1. Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể
  2. Bảo vệ cơ thể; tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  3. Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương
  4. Vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài

Câu 5: Chức năng của bạch cầu là

  1. Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể
  2. Bảo vệ cơ thể; tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  3. Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương
  4. Vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài

Câu 6: Chức năng của tiểu cầu là

  1. Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể
  2. Bảo vệ cơ thể; tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  3. Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương
  4. Vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài

Câu 7: Một trong những chức năng của huyết tương là

  1. Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể
  2. Bảo vệ cơ thể; tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  3. Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương
  4. Vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài

Câu 8: Nhóm máu là

  1. Nhóm các tế bào hồng cầu
  2. Nhóm các tế bào bạch cầu
  3. Nhóm các tế bào tiểu cầu
  4. Nhóm các tế bào huyết tương

Câu 9: Hệ nhóm máu ABO tạo ra bao nhiêu nhóm máu ở người?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10: Hệ nhóm máu Rh tạo ra bao nhiêu nhóm máu ở người?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 11: Các tế bào máu bao gồm

  1. Hồng cầu
  2. Bạch cầu
  3. Tiểu cầu
  4. Cả A, B, C

Câu 12: Khi truyền máu phải tuân thủ nguyên tắc

  1. Không để các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau
  2. Kiểm tra mầm bệnh trong máu của người cho trước khi truyền
  3. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất trước khi truyền máu
  4. Cả A và B

Câu 13: Tim có vai trò

  1. Trao đổi khí và các chất dinh dưỡng
  2. Bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể
  3. Vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể
  4. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim

Câu 14: Động mạch có vai trò

  1. Trao đổi khí và các chất dinh dưỡng
  2. Bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể
  3. Vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể
  4. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim

Câu 15: Tĩnh mạch có vai trò

  1. Trao đổi khí và các chất dinh dưỡng
  2. Bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể
  3. Vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể
  4. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Từ chức năng các thành phần của máu, ta có thể suy ra chức năng của máu là

  1. Vận chuyển các chất
  2. Bảo vệ cơ thể
  3. Duy trì cân bằng nội môi và giữ cho thân nhiệt ổn định
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Kháng nguyên có ở

  1. Trên bề mặt hồng cầu
  2. Trong huyết tương
  3. Trên bề mặt bạch cầu
  4. Trong bạch cầu

Câu 3: Kháng thể có ở

  1. Trên bề mặt hồng cầu
  2. Trong huyết tương
  3. Trên bề mặt bạch cầu
  4. Trong bạch cầu

Câu 4: Các bệnh về tim mạch là bệnh lí xảy ra do

  1. Giảm tiểu cầu
  2. Hồng cầu hình liềm
  3. Sự bất thường trong cấu tạo, hoạt động của tim và mạch máu
  4. Sư suy giảm số lượng hồng cầu

Câu 5: Bệnh nào sau đây không phải bệnh về tim mạch

  1. Bệnh mạch vành
  2. Cao huyết áp
  3. Xuất huyết da do giảm tiểu cầu
  4. Hở van tim

Câu 6: Biện pháp nào sau đây giúp phòng, chống các bệnh về máu, tim mạch?

  1. Luyện tập thể dục, thể thao
  2. Ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo
  3. Tránh bị căng thẳng
  4. Cân bằng dinh dưỡng hợp lí

Câu 7: Biện pháp nào sau đây không giúp phòng, chống các bệnh về máu, tim mạch?

  1. Ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau củ
  2. Kiểm soát bệnh cao huyết áp, tiểu đường
  3. Không hút thuốc lá
  4. Uống các loại đồ uống có cồn như bia, rượu

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi bị đứt tay và chảy máu, thành phần nào của máu giúp cơ thể tự cầm máu

  1. Hồng cầu
  2. Bạch cầu
  3. Tiểu cầu
  4. Huyết tương

Dựa vào sơ đồ truyền máu ở người dưới đây để trả lời các câu hỏi từ Câu 2 – Câu 5

Câu 2: Người có nhóm máu A có thể truyền cho người có

  1. Nhóm máu A và AB
  2. Nhóm máu B và AB
  3. Nhóm máu O
  4. Tất cả các nhóm máu

Câu 3: Người có nhóm máu B có thể truyền cho người có

  1. Nhóm máu A và AB
  2. Nhóm máu B và AB
  3. Nhóm máu O
  4. Tất cả các nhóm máu

Câu 4: Người có nhóm máu O có thể truyền cho người có

  1. Nhóm máu A và AB
  2. Nhóm máu B và AB
  3. Nhóm máu O
  4. Tất cả các nhóm máu

Câu 5: Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có

  1. Nhóm máu AB
  2. Nhóm máu B và AB
  3. Nhóm máu O
  4. Tất cả các nhóm máu

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi một bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ định xác định thành phần nào của máu? Vì sao?

  1. Hồng cầu vì hồng cầu giúp vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể, tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  2. Bạch cầu vì bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể, tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
  3. Tiểu cầu vì tiểu cầu làm đông máu, giúp bảo vệ cơ thể không tiếp xúc với vi khuẩn, virus,…
  4. Huyết tương vì huyết tương giúp điều hòa hoạt động quan trọng của cơ thể, ngăn chặn cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn, virus,…

Câu 2: Vì sao khi truyền máu, các bác sĩ phải biết nhóm máu của người cho và người nhận rồi mới tiến hành truyền?

  1. Vì trong truyền máu, nếu kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu
  2. Vì trong truyền máu, nếu kháng nguyên và kháng thể không tương ứng gặp nhau sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu
  3. Vì trong truyền máu, nếu hồng cầu và bạch cầu không tương ứng gặp nhau sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu
  4. Vì trong truyền máu, nếu hồng cầu và bạch cầu tương ứng gặp nhau sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay