Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 32: Hệ tiêu hoá ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32: Hệ tiêu hoá ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 32. HỆ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là?

  1. Ăn và uống
  2. Thải phân
  3. Hấp thụ chất dinh dưỡng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hoạt động đầu tiên của quá trình tiêu hóa xảy ra ở đâu?

  1. Miệng               
  2. Thực quản
  3. Dạ dày              
  4. Ruột non

Câu 3: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của

  1. Các tuyến tiêu hóa
  2. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
  3. Hoạt động của các enzyme
  4. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.

Câu 4: Thế nào là tiêu hoá thức ăn?

  1. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
  2. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
  3. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
  4. Cả A, B và C.

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?

  1. Thanh quản      
  2. Thực quản
  3. Dạ dày             
  4. Gan

Câu 6: Hệ tiêu hóa bao gồm

  1. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
  2. Các tuyến tiêu hóa
  3. Khoang miệng, gan và dạ dày
  4. Cả A và B

Câu 7: Hệ tiêu hóa có chức năng

  1. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được
  2. Loại các chất thải ra khỏi cơ thể
  3. Loại các chất dư thừa ra khỏi cơ thể
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Hệ tiêu hóa không có chức năng

  1. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được
  2. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể
  3. Loại các chất dư thừa ra khỏi cơ thể
  4. Loại các chất thải ra khỏi cơ thể

Câu 9: Tuyến có chứa amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột chín thành maltose là

  1. Tuyến nước bọt
  2. Tuyến vị
  3. Tuyến ruột
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Răng là một bộ phận của

  1. Tuyến nước bọt
  2. Khoang miệng
  3. Thực quản
  4. Hầu

Câu 11: Vai trò của ruột già là

  1. Hấp thụ chất xơ từ các loại rau củ
  2. Hấp thụ vi-ta-min và chất dinh dưỡng
  3. Hấp thụ nước và một số muối khoáng; tạo phân
  4. Thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể

Câu 12: Vai trò của tuyến vị là

  1. Tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein
  2. Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate
  3. Hấp thụ các chất dinh dưỡng
  4. Hấp thụ nước

Câu 13: Vai trò của hầu là

  1. Tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein
  2. Tham gia cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản
  3. Đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày
  4. Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị

Câu 14: Vai trò của thực quản là

  1. Tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein
  2. Tham gia cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản
  3. Đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày
  4. Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị

Câu 15: Vai trò của dạ dày là

  1. Tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein
  2. Tham gia cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản
  3. Đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày
  4. Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Các tuyến tiêu hóa là?

  1. Tuyến nước bọt
  2. Tuyến vị
  3. Tuyến ruột
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá?

  1. Dạ dày           
  2. Ruột non
  3. Ruột già            
  4. Thực quản

Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa?

  1. Thực quản           
  2. Tuyến ruột
  3. Dạ dày                 
  4. Tá tràng

Câu 4: Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạ dày?

  1. Tá tràng            
  2. Thực quản
  3. Hậu môn          
  4. Kết tràng

Câu 5: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

  1. Ruột thừa          
  2. Ruột già
  3. Ruột non           
  4. Dạ dày

Câu 6: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm bên trong ống tiêu hoá?

  1. Tuyến tuỵ          
  2. Tuyến ruột
  3. Tuyến vị            
  4. Tuyến nước bọt

Câu 7: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?

  1. Ruột già
  2. Dạ dày
  3. Ruột non
  4. Thực quản

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  1. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  2. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  3. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
  4. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân

Câu 2: Cho các phát biểu sau về nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

(1) Bệnh nhân bị căng thẳng quá độ

(2) Bệnh nhân ăn không đúng bữa, khẩu phần ăn không hợp lí

(3) Thức ăn quá cay, quá chua, quá ngọt, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

(4) Vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn dư thừa có thể gây bệnh viêm dạ dày

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Viêm dạ dày là hiện tượng sưng, viêm lớp niêm mạc dạ dày

(2) Khi bị bệnh sâu răng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau, buốt răng

(3) Hệ tiêu hóa chỉ bao gồm các cơ quan trong ống tiêu hóa

(4) Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại các chất thải, chất dư thừa ra khỏi cơ thể

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Cho các phát biểu sau

(1) Tuyến vị giúp tiết nước bọt chứa amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột chín thành đường đôi

(2) Túi mật giúp dự trữ mật

(3) Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị là vai trò của ruột non

(4) Khoang miệng có vai trò tham gia cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 5: Cho các phát biểu sau

(1) Gan có vai trò tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid; đào thải độc tố

(2) Tụy giúp tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate

(3) Dạ dày tiết dịch ruột chứa các enzyme giúp tiêu hóa protein, carbohydrate

(4) Thực quản đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi nhai kĩ bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt vì

  1. Bánh mì và thức ăn được nhào trộn kỹ
  2. Bánh mì đã biến thành đường mantose
  3. Nhờ sự hoạt động cùa amylase
  4. Thức ãn được nghiền nhó

Câu 2: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

  1. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
  2. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
  3. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
  4. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay