Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 41. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Hệ thần kinh bao gồm bao nhiêu bộ phận?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Hệ thần kinh gồm

  1. Bộ phận trung ương
  2. Bộ phận ngoại biên
  3. Bộ phận nội biên
  4. Cả A và B

Câu 3: Bộ phận trung ương gồm

  1. Não bộ, tủy sống
  2. Dây thần kinh, hạch thần kinh
  3. Tim, gan
  4. Hồng cầu, bạch cầu

Câu 4: Bộ phận ngoại biên gồm

  1. Não bộ, tủy sống
  2. Dây thần kinh, hạch thần kinh
  3. Tim, gan
  4. Hồng cầu, bạch cầu

Câu 5: Bộ phận trung ương có chức năng

  1. Điều khiển, điều hòa nhiệt độ cơ thể
  2. Phối hợp hoạt động của các cơ quan
  3. Tiếp nhận, tổng hợp, xử lí thông tin và đưa ra các tín hiệu để trả lời các kích thích
  4. Dẫn truyền xung thần kinh giữa các cơ quan và trung ương thần kinh

Câu 6: Bộ phận ngoại biên có chức năng

  1. Điều khiển, điều hòa nhiệt độ cơ thể
  2. Phối hợp hoạt động của các cơ quan
  3. Tiếp nhận, tổng hợp, xử lí thông tin và đưa ra các tín hiệu để trả lời các kích thích
  4. Dẫn truyền xung thần kinh giữa các cơ quan và trung ương thần kinh

Câu 7: Thiếu máu não là tình trạng

  1. Giảm tuần hoàn máu lên não
  2. Các rối loạn ảnh hưởng đến não, tủy sống và dây thần kinh
  3. Số lượng hồng cầu thay đổi đột ngột
  4. Sinh ra các nhóm máu hiếm

Câu 8: Mất ngủ là

  1. Giảm tuần hoàn máu lên não
  2. Các rối loạn ảnh hưởng đến não, tủy sống và dây thần kinh
  3. Số lượng hồng cầu thay đổi đột ngột
  4. Sinh ra các nhóm máu hiếm

Câu 9: Sức khỏe con người phụ thuộc chủ yếu vào

  1. Các chất kích thích
  2. Trình trạng máu lên não
  3. Trạng thái hoạt động của hệ thần kinh
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, cần

  1. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày
  2. Tránh suy nghĩ lo âu
  3. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Biện pháp không giúp đề phòng các bệnh liên quan đến thần kinh là

  1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
  2. Tránh sử dụng, lạm dụng các chất kích thích
  3. Uống rượu trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn
  4. Tránh sử dụng các chất gây nghiện có hại cho hệ thần kinh

Câu 12: Chất gây hại cho hệ thần kinh là

  1. Caffeine
  2. Nicotine trong thuốc lá
  3. Alcohol
  4. Cả A, B, C

Câu 13: Chất không gây hại cho hệ thần kinh là

  1. Caffeine
  2. Vitamin trong rau củ
  3. Alcohol
  4. Ma túy

Câu 14: Alcohol gây

  1. Ức chế hệ thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tập trung chú ý, đau đầu, khó thở dẫn đến rối loạn tâm thần
  2. Lúc đầu tạo cảm giác hưng phấn, lâu dần lệ thuộc vào thuốc dẫn đến đầu óc hay mơ hồ, giảm trí nhớ, mất tập trung, dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ
  3. Làm giảm số lượng các tế bào thần kinh
  4. Gây chứng mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tăng nhịp tim, tăng cholesterol trong máu

Câu 15: Ma túy gây

  1. Ức chế hệ thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tập trung chú ý, đau đầu, khó thở dẫn đến rối loạn tâm thần
  2. Lúc đầu tạo cảm giác hưng phấn, lâu dần lệ thuộc vào thuốc dẫn đến đầu óc hay mơ hồ, giảm trí nhớ, mất tập trung, dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ
  3. Làm giảm số lượng các tế bào thần kinh
  4. Gây chứng mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tăng nhịp tim, tăng cholesterol trong máu

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Chất làm giảm số lượng tế bào thần kinh là

  1. Caffeine
  2. Nicotine có trong thuốc lá
  3. Alcohol
  4. Ma túy

Câu 2: Chúng ta có thể nhìn được vật do

  1. Các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt
  2. Các vật tự phát sáng
  3. Bóng đèn chiếu ánh sáng xanh vào vật
  4. Dưới ánh sáng mặt trời, các vật tự phát sáng

Câu 3: Cơ quan thực hiện chức năng quan sát, thu nhận lại hình ảnh, màu sắc của sự vật chuyển về trung ương thần kinh để xử lí và lưu trữ là

  1. Não bộ
  2. Tủy sống
  3. Mắt
  4. Hệ thần kinh

Câu 4: Cận thị, viễn thị là tật thường gặp về mắt, chúng thuộc

  1. Tật khúc xạ
  2. Tật phản xạ
  3. Bệnh đục thủy tinh thể
  4. Bệnh đau mắt đỏ

Câu 5: Mắt chỉ có khả năng nhìn xa là

  1. Bệnh đau mắt đỏ
  2. Bệnh đục thủy tinh thể
  3. Tật cận thị
  4. Tật viễn thị

Câu 6: Mắt chỉ có khả năng nhìn gần là

  1. Bệnh đau mắt đỏ
  2. Bệnh đục thủy tinh thể
  3. Tật cận thị
  4. Tật viễn thị

Câu 7: Cơ quan có khả năng điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể là

  1. Mắt
  2. Tim
  3. Tai
  4. Thận

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao không nên xem ti vi với khoảng cách quá gần (khoảng cách từ mắt đến ti vi dưới 2m)?

  1. Vì xem ti vi với khoảng cách quá gần có thể gây tật cận thị
  2. Vì xem ti vi với khoảng cách quá gần có thể gây tật viễn thị
  3. Vì xem ti vi với khoảng cách quá gần có thể gây bệnh đau mắt đỏ
  4. Vì xem ti vi với khoảng cách quá gần làm tai phải nghe âm thanh với âm lượng quá to, có thể gây điếc

Câu 2: Ông của Nam năm nay hơn 80 tuổi. Ông nói gần đây mắt ông bị giảm thị lực, nhìn mờ. Mắt ông có thể bị

  1. Cận thị
  2. Đục thủy tinh thể
  3. Xuất huyết dưới da
  4. Thiếu vitamin

Câu 3: Một bạn có các triệu chứng như đau nhức trong tai thường xuyên, đau đầu kéo dài, ù tai, có dịch trong tai. Người này có thể bị

  1. Viêm tai ngoài
  2. Viêm tai giữa
  3. Viêm tai trong
  4. Điếc

Câu 4: Một bạn có các triệu chứng như ngứa, đau tai; có cảm giác bùng lỗ tai. Người này có thể bị

  1. Viêm tai ngoài
  2. Viêm tai giữa
  3. Viêm tai trong
  4. Điếc

Câu 5: Một bệnh nhân thấy mắt mình bị đau, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực. Bệnh nhân này có thể bị

  1. Cận thị
  2. Viễn thị
  3. Viêm kết mạc
  4. Đục nhân mắt

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao ta có thể xác định âm thanh phát ra từ bên trái hay bên phải?

  1. Âm thanh tác động vào không khí làm không khí chuyển động dưới dạng sóng, lan truyền đến màng nhĩ ở tai. Nếu âm phát ra từ bên phải thì nó sẽ tác động lên tai ở bên phải trước
  2. Âm thanh tác động vào không khí làm không khí đứng yên. Khi đó màng nhĩ sẽ dựa vào sự ngừng chuyển động trong không khí để xác định vị trí của âm thanh
  3. Âm thanh tác động vào không khí làm không khí chuyển động dưới dạng sóng, lan truyền đến màng nhĩ ở tai. Nếu âm phát ra từ bên phải thì nó sẽ tác động lên tai ở bên trái trước
  4. Âm thanh tác động vào không khí làm không khí chuyển động hỗn loạn. Khi đó màng nhĩ sẽ dựa vào vận tốc chuyển động trong không khí để xác định vị trí của âm thanh

Câu 2: Vì sao ta không nên dùng chung khăn mặt với người bệnh bị đau mắt đỏ

  1. Vì bệnh có tính di truyền, nếu ta bị bệnh thì các thế hệ sau cũng sẽ bị bệnh
  2. Vì bệnh có khả năng lây lan nếu dùng chung khăn mặt với người bệnh
  3. Vì khi dùng chung khăn mặt với người bệnh, ta có thể bị giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa
  4. Cả A, B, C

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay