Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 30: Hệ vận động ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: Hệ vận động ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 30. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Hệ vận động ở người gồm

  1. Bộ xương
  2. Hệ cơ
  3. Hệ thần kinh
  4. Cả A và B

Câu 2: Hệ vận động ở người hoạt động phụ thuộc vào

  1. Hệ thần kinh
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Hệ tuần hoàn

Câu 3: Bộ xương người được chia làm mấy phần?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Bộ xương người gồm

  1. Xương đầu
  2. Xương thân
  3. Xương tứ chi
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Các xương được nối với nhau nhờ

  1. Các dây thần kinh
  2. Các khớp xương
  3. Da
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Có bao nhiêu loại khớp cơ bản?

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 7: Đâu là khớp cơ bản?

  1. Khớp động
  2. Khớp bán động
  3. Khớp bất động
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Khớp động là

  1. Khớp cử động dễ dàng
  2. Khớp cử động hạn chế
  3. Khớp không cử động được
  4. Khớp chỉ cử động khi nhiệt độ cao

Câu 9: Khớp bán động là

  1. Khớp cử động dễ dàng
  2. Khớp cử động hạn chế
  3. Khớp không cử động được
  4. Khớp chỉ cử động khi nhiệt độ cao

Câu 10: Khớp bất động là

  1. Khớp cử động dễ dàng
  2. Khớp cử động hạn chế
  3. Khớp không cử động được
  4. Khớp chỉ cử động khi nhiệt độ cao

Câu 11: Xương được cấu tạo từ

  1. Chất hữu cơ
  2. Chất vô cơ
  3. Chất rắn
  4. Cả A và B

Câu 12: Tỉ lệ chất vô cơ và hữu cơ của xương ở người phụ thuộc vào

  1. Điều kiện dinh dưỡng
  2. Độ tuổi
  3. Bệnh lí
  4. Cả A, B, C

Câu 13: Cơ bám vào

  1. Xương
  2. Dây thần kinh
  3. Mạch máu
  4. Hệ thần kinh

Câu 14: Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động thường gặp là

  1. Vẹo cột sống
  2. Loãng xương
  3. Viêm khớp
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Để có một hệ vận động khỏe mạnh, ta có thể

  1. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đúng cách
  2. Bổ sung nhiều chất béo từ đồ ăn nhanh
  3. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng
  4. Uống nhiều nước ngọt

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khớp khuỷu tay, khớp đầu gối thuộc

  1. Khớp bán động
  2. Khớp động
  3. Khớp bất động
  4. Các cơ

Câu 2: Khớp cột sống, khớp bả vai thuộc

  1. Khớp bán động
  2. Khớp động
  3. Khớp bất động
  4. Các cơ

Câu 3: Khớp hộp sọ thuộc

  1. Khớp bán động
  2. Khớp động
  3. Khớp bất động
  4. Các cơ

Câu 4: Chất vô cơ chủ yếu cấu tạo nên xương là

  1. Calcium
  2. Iron
  3. Sulfur
  4. Oxygen

Câu 5: Các cơ được gọi là cơ xương vì

  1. Cơ được cấu tạo từ xương
  2. Cơ bám vào xương, khi cơ co làm xương cử động
  3. Cơ và xương có cấu tạo giống nhau
  4. Có có các loại khớp giống như xương

Câu 6: Xương chuyển động cho cơ thể nhờ

  1. Sự điều khiển của các cơ
  2. Dưới điều khiển của các cơ, hệ thần kinh kết nối lại với nhau giúp khớp xương chuyển động
  3. Sự kết hợp của hệ thần kinh và các cơ quan như tim, gan, thận,…
  4. Sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn phối hợp với sự hoạt động của các khớp xương

Câu 7: Sự phối hợp hoạt động của cơ và hệ thần kinh giống như hoạt động của

  1. Lực đẩy Archimedes
  2. Đòn bẩy
  3. Trọng lượng
  4. Hiện tượng đối lưu

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao các vận động viên thực hiện các động tác nâng tạ, uốn dẻo, chống đẩy,…được?

  1. Vì xương được cấu tạo từ các chất vô cơ làm xương cứng chắc và các chất hữu cơ giúp xương có tính mềm dẻo
  2. Vì xương được cấu tạo từ nhiều bó cơ, vừa cứng chắc vừa có tính đàn hồi
  3. Vì trong xương chứa nhiều chất khoáng và vi-ta-min giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Vì sao người ta hay nói xương trẻ em mềm dẻo?

  1. Vì ở trẻ em, xương có nhiều chất vô cơ và ít chất hữu cơ nên mềm dẻo hơn
  2. Vì ở trẻ em, xương ít chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ nên mềm dẻo
  3. Vì xương của trẻ em không chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi-ta-min
  4. Vì xương của trẻ em chứa nhiều nước

Câu 3: Vì sao xương người già thường giòn, dễ gãy?

  1. Vì khi về già, lượng nước trong xương giảm đi làm xương bị khô nên giòn hơn
  2. Vì khi về già, cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong xương, làm xương bị thừa dinh dưỡng nên giòn, dễ gãy
  3. Vì khi về già, tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên nên xương giòn, dễ gãy
  4. Vì khi về già, tỉ lệ chất vô cơ tăng dần lên nên xương giòn, dễ gãy

Câu 4: Vì sao con người có thể duy trì hình dạng ổn định, duy trì tư thế, di chuyển và vận động?

  1. Vì các cơ quan trong hệ vận động hoạt động phối hợp, chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống
  2. Vì mỗi cơ quan trong hệ vận động thực hiện các chức năng riêng ở cùng một thời điểm
  3. Vì các cơ quan trong hệ hoạt động phối hợp với hệ hô hấp để duy trì lượng khí oxygen, giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Xương của Nam giòn và dễ gãy. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận Nam bị loãng xương. Theo em, nguyên nhân có thể là do

  1. Mang vác vật nặng thường xuyên
  2. Bàn ghế không phù hợp với chiều cao của Nam
  3. Chế độ ăn thiếu calcium
  4. Ngồi không đúng tư thế

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho hình vẽ sau

Dựa vào kiến thức đã học ở bài đòn bẩy, hãy xác định các vị trí a, b, c

  1. a: Điểm tựa; b: lực tác dụng; c: trọng lượng
  2. a: Lực tác dụng; b: trọng lượng; c: điểm tựa
  3. a: Trọng lượng; b: lực tác dụng; c: điểm tựa
  4. a: Điểm tựa; b: trọng lượng; c: lực tác dụng

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay