Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 33. DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Dinh dưỡng là

  1. Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể
  2. Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng oxygen để duy trì sự sống của cơ thể
  3. Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất đạm để duy trì sự sống của cơ thể
  4. Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất béo và vitamin để duy trì sự sống của cơ thể

Câu 2: Chất dinh dưỡng là

  1. Các chất có trong thức ăn nhanh, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống
  2. Các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống
  3. Các chất có trong đồ uống, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Chất dinh dưỡng được chia thành bao nhiêu nhóm?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Chất dinh dưỡng gồm

  1. Nhóm chất sinh năng lượng
  2. Nhóm chất không sinh năng lượng
  3. Nước và thực phẩm chức năng
  4. Cả A và B

Câu 5: Nhóm chất sinh năng lượng gồm

  1. Protenin
  2. Lipid
  3. Carbohydrate
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Nhóm chất không sinh năng lượng gồm

  1. Vitamin
  2. Chất khoáng
  3. Nước
  4. Cả A, B, C

Câu 7: Nhờ quá trình nào mà thức ăn vào cơ thể được biến đổi thành các chất dinh dưỡng?

  1. Quá trình nhai
  2. Quá trình co bóp của dạ dày
  3. Quá trình tiêu hóa
  4. Quá trình đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày

Câu 8: Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để

  1. Tạo năng lượng giúp duy trì sức khỏe tốt
  2. Phòng ngừa các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống
  3. Hồi phục sức khỏe sau thời kì bệnh tật, thương tích
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Chế độ dinh dưỡng của con người

  1. Thay đổi theo giới tính, độ tuổi, loại hình lao động, điều kiện môi trường sống
  2. Không thay đổi
  3. Chỉ dựa vào hoàn cảnh gia đình
  4. Chỉ dựa vào mối quan hệ xã hội

Câu 10: Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  1. Giúp chữa khỏi bệnh ung thư
  2. Giúp cơ thể phát triển cân đối; phòng ngừa bệnh, tật
  3. Giúp tăng cường trí thông minh
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Nguyên tắc lập khẩu phần ăn là

  1. Đủ lượng thức ăn và năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng
  2. Cân đối về thành phần các nhóm chất dinh dưỡng
  3. Cung cấp đầy đủ năng lượng hàng ngày cho cơ thể
  4. Cả A, B, C

Câu 12: Chế độ dinh dưỡng

  1. Giống nhau với mọi vùng miền
  2. Khác nhau với các vùng miền khác nhau
  3. Khác nhau với các đối tượng khác nhau
  4. Giống nhau với mọi đối tượng

Câu 13: An toàn thực phẩm là

  1. Việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
  2. Việc hạn chế ăn các thực phẩm hết hạn sử dụng
  3. Việc tiêu diệt các loại nấm độc để người dân không ăn phải chúng
  4. Việc để thực phẩm trong tủ lạnh

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm là

  1. Thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại như vi khuẩn, nấm mốc,…
  2. Thực phẩm bảo quản và chế biến không đúng cách
  3. Thực phẩm có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm, ….; thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng
  4. Cả A, B, C

Câu 15: Mục tiêu quan trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là

  1. Đảm bảo cho thức ăn không bị ô nhiễm hoặc có chất độc
  2. Đảm bảo con người không ăn phải thực phẩm có chứa chất độc
  3. Đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm
  4. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Các thực phẩm giàu chất đạm như trứng, hạnh nhân, sữa,… thuộc nhóm

  1. Chất không sinh năng lượng
  2. Chất sinh năng lượng
  3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
  4. Thực phẩm không chứa chất xơ

Câu 2: Các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E,… thuộc nhóm

  1. Chất không sinh năng lượng
  2. Chất sinh năng lượng
  3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
  4. Thực phẩm không chứa chất xơ

Câu 3: Lượng đường trung bình một ngày người trưởng thành nên tiêu thụ là

  1. Càng nhiều càng tốt
  2. Trên 5 đơn vị
  3. Dưới 5 đơn vị
  4. Không nên tiêu thụ đường

Câu 4: Lượng dầu mỡ trung bình một ngày người trưởng thành nên tiêu thụ là

  1. 1 – 2 đơn vị
  2. 3 – 4 đơn vị
  3. 5 – 6 đơn vị
  4. 9 – 10 đơn vị

Câu 5: Lượng thịt/thủy sản/trứng/ đậu, đỗ trung bình một ngày người trưởng thành nên tiêu thụ là

  1. 3 – 4 đơn vị
  2. 5 – 6 đơn vị
  3. 7 – 8 đơn vị
  4. 9 – 10 đơn vị

Câu 6: Lượng sữa trung bình một ngày người trưởng thành nên tiêu thụ là

  1. 3 – 4 đơn vị
  2. 5 – 6 đơn vị
  3. 7 – 8 đơn vị
  4. 9 – 10 đơn vị

Câu 7: Lượng ngũ cốc trung bình một ngày người trưởng thành nên tiêu thụ là

  1. 7 – 8 đơn vị
  2. 9 – 10 đơn vị
  3. 10 – 13 đơn vị
  4. 12 – 15 đơn vị

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng là

  1. Tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng Hấp thụ các chất dinh dưỡng Vận chuyển các chất dinh dưỡng  Sử dụng các chất dinh dưỡng  Bài tiết các chất thải
  2. Tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng Vận chuyển các chất dinh dưỡng Sử dụng các chất dinh dưỡng  Hấp thụ các chất dinh dưỡng  Bài tiết các chất thải
  3. Tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng Vận chuyển các chất dinh dưỡng Hấp thụ các chất dinh dưỡng  Sử dụng các chất dinh dưỡng  Bài tiết các chất thải
  4. Tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng Sử dụng các chất dinh dưỡng Hấp thụ các chất dinh dưỡng  Vận chuyển các chất dinh dưỡng Bài tiết các chất thải

Dựa vào dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ Câu 2 – Câu 5.

Nam phân tích khẩu phần ăn mỗi bữa của bình dựa theo tháp dinh dưỡng. Trung bình, mỗi ngày Nam ăn 100g sữa chua, 45g phomat, 240g xoài, 105g cá, 93g thịt lợn, 80g rau cải, 20g mỡ, 10g muối

Câu 2: Lượng sữa trung bình một ngày Nam tiêu thụ tính theo “đơn vị” trong tháp dinh dưỡng  là

  1. 2 đơn vị
  2. 3 đơn vị
  3. 4 đơn vị
  4. 5 đơn vị

Câu 3: Lượng quả trung bình một ngày Nam tiêu thụ tính theo “đơn vị” trong tháp dinh dưỡng  là

  1. 2 đơn vị
  2. 3 đơn vị
  3. 4 đơn vị
  4. 5 đơn vị

Câu 4: Lượng thịt/thủy sản/trứng/đậu, đỗ trung bình một ngày Nam tiêu thụ tính theo “đơn vị” trong tháp dinh dưỡng  là

  1. 2 đơn vị
  2. 4 đơn vị
  3. 6 đơn vị
  4. 8 đơn vị

Câu 5: Lượng dầu mỡ trung bình một ngày Nam tiêu thụ tính theo “đơn vị” trong tháp dinh dưỡng  là

  1. 1 đơn vị
  2. 2 đơn vị
  3. 3 đơn vị
  4. 4 đơn vị

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau

(1) Nếu bữa ăn chứa hàm lượng protein, lipid quá nhiều kèm với việc ít vận động thì cơ thể có nguy cơ bị béo, mắc bệnh Gout

(2) Vitamin và các chất khoáng tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào; chuyển hóa các chất

(3) Thiếu vitamin, chất khoáng sẽ gây hại đến sức khỏe

(4) Thừa vitamin, chất khoáng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

(5) Trẻ em thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh loãng xương

(6) Trẻ em thiếu vitamin A có thể mắc các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà,…

Số phát biểu đúng là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Cho các phát biểu sau về an toàn thực phẩm

(1) An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người

(2) Không sử dụng dụng cụ đun nấu, chứa đựng bằng inox

(3) Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có màu sắc và mùi vị khác thường

(4) Thực phẩm mới hết hạn sử dụng nếu không có nấm mốc vẫn có thể sử dụng

(5) Chỉ ăn khoai tây mọc mầm khi mầm khoai tây còn nhỏ

Số phát biểu không đúng là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay