Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7. MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

BÀI 45. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có

  1. Đất, nước, không khí   
  2. Đất, nước, không khí, sinh vật
  3. Đất, nước, không khí, trên cạn
  4. Đất, nước, trên cạn, sinh vật

Câu 2: Các nhân tố sinh thái bao gồm

  1. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật.
  2. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
  3. Nhóm nhân tố si nh thái hữu sinh.
  4. Cả B và C.

Câu 3: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  1. Các nhân tố không sống
  2. Các nhân tố sống
  3. Vi sinh vật và vi khuẩn
  4. Động vật, ánh sáng và con người

Câu 4: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  1. Các nhân tố không sống
  2. Các nhân tố sống
  3. Vi sinh vật và vi khuẩn
  4. Động vật, ánh sáng và con người

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật.
  2. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
  3. Con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
  4. Con người là nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau                   

  1. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
  2. Các chất hữu cơ trong môi trường là nhân tố sinh thái vô sinh.
  3. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
  4. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

  1. giới hạn sinh thái
  2. môi trường
  3. ổ sinh thái
  4. khoảng thuận lợi

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
  2. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
  3. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế
  4. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau

Câu 9: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là

  1. kiếm mồi quanh nơi sống
  2. nhận biết giao phối
  3. nhận biết con mồi
  4. định hướng trong không gian

Câu 10: Đặc điểm thích nghi không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm là

  1. thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết
  2. mắt rất tinh dễ quan sát
  3. xúc giác phát triển
  4. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm

Câu 11: Đặc điểm thích nghi gặp ở những động vật hoạt động ban đêm là

  1. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm
  2. mắt rất tinh dễ quan sát.
  3. xúc giác phát triển.               
  4. Cả A, B và C

Câu 12: Nhiệt độ tác động đến

  1. Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật
  2. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản
  3. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  4. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 13: Nhiệt độ không tác động đến

  1. Hình thái, cấu trúc cơ thể
  2. Tuổi thọ, các hoạt động sinh lí
  3. Định hướng di chuyển trong không gian
  4. Sinh thái và tập tính của sinh vật

Câu 14: Nhân tố sinh thái được chia thành bao nhiêu nhóm?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 15: Nhân tố được xem là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài sinh vật là

  1. Con người
  2. Thực vật
  3. Động vật
  4. Động vật ăn thịt

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

  1. Nước có nhiều khoáng hơn đất.
  2. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
  3. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
  4. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn nào sau đây là đúng?

  1. Khoáng chất ở trên cạn nhiều hơn dưới nước.
  2. Ánh sáng dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.
  3. Nhiệt độ trên cạn luôn cao hơn dưới nước.
  4. Nồng độ oxy dưới nước thấp hơn trên cạn.

Câu 3: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nitrogen, chúng có môi trường sống là

  1. Trên cạn
  2. Sinh vật
  3. Đất
  4. Nước

Câu 4: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là

  1. Trên cạn
  2. Sinh vật
  3. Đất
  4. Nước

Câu 5: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

  1. Quan hệ cộng sinh.
  2. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
  3. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
  4. Nhiệt độ môi trường.

Câu 6: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?

  1. Độ ẩm.
  2. Ánh sáng.
  3. Động vật ăn thịt.
  4. Nhiệt độ.

Câu 7: Trên một sườn núi, các loài thực vật phân bố khác nhau theo độ cao là do

  1. thành phần và cường độ ánh sáng
  2. nhiệt độ
  3. đặc điểm cấu tạo
  4. nguyên nhân khác.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì

  1. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.
  2. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
  3. Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
  4. Cả A,B,C.

Câu 2: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây không đúng?

  1. 42oC là giới hạn trên
  2. 42oC là giới hạn dưới
  3. 42oC là điểm gây chết
  4. 5,6oC  là điểm gây chết

Câu 3: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây đúng?

  1. 42oC là giới hạn dưới
  2. 5,6-42oC là khoảng thuận lợi
  3. 5,6-42oC là khoảng chống chịu
  4. 5,6oC là điểm gây chết

Câu 4: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau

Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.
  2. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
  3. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
  4. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn

Câu 5: Vì sao khi nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn chịu đựng, sinh vật sẽ yếu dần và chết?

  1. Vì ngoài giới hạn chịu đựng, pH của môi trường sẽ tăng đột ngột, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật
  2. Vì nếu nhiệt độ môi trường nằm ngoài giới hạn này thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật sẽ bị ngừng trệ
  3. Vì nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sinh vật
  4. Vì nhiệt độ đảm bảo sự cân bằng của tự nhiên

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?

  1. Đặc trưng và không đặc trưng
  2. Tự nhiên và nhân tạo

III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật

  1. Tự nhiên và xã hội
  2. Vô sinh và hữu sinh
  3. I, II.
  4. II, III.
  5. III, IV.
  6. III, V.

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay