Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25 Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25 Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Tính từ là gì? 

  1. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm. 
  2. Là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.

Câu 2: Tính từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị đặc điểm của sự vật, trong đó đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một sự vật. Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm tính từ chỉ đặc điểm của sự vật?

  1. Cao, thấp.
  2. Màu mỡ, đi học.
  3. Xanh đỏ, yêu thích.
  4. Bánh mì, sữa bột.

Câu 3: Câu văn sau có mấy tính từ?

Trời cao vời vợi và xanh thăm thẳm.

  1. 3 tính từ.
  2. 2 tính từ.
  3. 4 tính từ.
  4. 1 tính từ.

Câu 4: Những từ thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối là tính từ gì?

  1. Tính từ chỉ hình dáng.
  2. Tính từ chỉ đặc điểm.
  3. Tính từ chỉ màu sắc.
  4. Tính từ chỉ hương vị.

Câu 5: Những từ “chậm rãi, nhanh chóng, vội vàng, lề mề” là thuộc từ loại nào?

  1. Động từ.
  2. Danh từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

Câu 6: Tìm từ ngữ thích hợp để tả về độ cao tăng dần của mỗi con vật trong tranh?

  1. Con ngựa hơi cao. Con lạc đà cao. Con voi khá cao. Con hươu cao cổ rất cao.
  2. Con ngựa khá cao. Con lạc đà cao. Con voi hơi cao. Con hươu cao cổ rất cao.
  3. Con ngựa cao. Con lạc đà hơi cao. Con voi rất cao. Con hươu cao cổ rất cao.
  4. Con ngựa hơi cao. Con lạc đà khá cao. Con voi cao. Con hươu cao cổ rất cao.

Câu 7: Dưới đây đâu là tính từ chỉ màu của bầu trời?

  1. Tươi mát.
  2. Rực đỏ.
  3. Nắng cháy.
  4. Hồng hào.

Câu 8: Dòng nào dưới đây là các từ được sắp xếp theo mức độ màu sắc tăng dần từ trái sang phải?

  1. Trăng trắng - trắng - trắng tinh.
  2. Đỏ au - đỏ - đỏ tía.
  3. Tím lịm - tim tím - tím.
  4. Xanh thăm thẳm - xanh ngắt - xanh.

Câu 9: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  1. Tài giỏi.
  2. Thông minh.
  3. Khờ khạo.
  4. Học sinh.

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống đã cho?

Xe này lướt đi … nhanh, vèo một cái từ cao nguyên đã xuống được đồng bằng.

  1. Hơi.
  2. Chậm.
  3. Tàm tạm.
  4. Rất.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

  1. Xanh ngắt, đỏ rực, tim tím.
  2. Cuộc sống, bình yên, an ổn.
  3. Trò chơi, thăm thẳm, hun hút.
  4. Trà sữa, ngọt ngào, mặn mà.

Câu 2: Các từ cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe thuộc loại gì?

  1. Từ chỉ đặc điểm của người.
  2. Từ chỉ hoạt động của người và vật.
  3. Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật.
  4. Từ chỉ tính chất của người và vật.

Câu 3: Các từ suy nghĩ, buồn, vui, ghét là từ gì?

  1. Từ chỉ hoạt động.
  2. Từ chỉ tính chất.
  3. Từ chỉ đặc điểm.
  4. Từ chỉ trạng thái.

Câu 4: Từ nào có thể thay thế cho từ gạch chân dưới đây?

Mặt trời vừa hé những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bừng lên tỏa khắp nơi, khiến vạn vật đều rất vàng theo màu nắng.

  1. Vàng nhạt.
  2. Vàng rực.
  3. Vàng pha phả.
  4. Vàng rơm.

Câu 5: Những từ nào có thể thay thế cho những từ được gạch chân dưới đây?

Những đám mây trôi rất chậm trên nền trời hơi xanh như dùng dằng chờ gió đến đẩy đi.

  1. Chậm rãi - xanh biếc.
  2. Chầm chậm - xanh biếc.
  3. Chầm chậm - xanh xanh.
  4. Chậm rãi - xanh xanh.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn sau gồm có những tính từ nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

Theo Võ Nguyên Giáp

  1. Gầy gò, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng, ông cụ.
  2. Cụ già, gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa, cũm trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, khúc chiết.
  3. Già, gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
  4. Cụ già, gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết.

 

Câu 2: Đâu là những từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau?

Em nuôi một đôi thỏ

Bộ lông trắng như bông

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai dài thẳng đứng.

(Sưu tầm)

  1. Trắng, hồng, thẳng đứng.
  2. Thỏ, bông, kẹo hồng.
  3. Lông, trắng, bông, thẳng đứng.
  4. Tai, dài, thẳng đứng.

Câu 3: Các từ thật thà, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, keo kiệt là tính từ chỉ gì?

  1. Đặc điểm hình dáng của một người.
  2. Đặc điểm tính cách của một người.
  3. Đặc điểm ngoại hình của một người.
  4. Trạng thái của một người.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Từ nào dưới đây vừa chỉ tính tình vừa chỉ tính cách của một người?

  1. Vi vu.
  2. Hiền lành.
  3. Vời vợi.
  4. Chấp chới.

Câu 2: Câu nào dưới đâu có chứa tính từ chỉ đặc điểm tính cách của một người.

  1. Lan rất thích mua sắm.
  2. Hôm nay hoa mẹ mua tỏa hương thơm ngào ngạt.
  3. Bố em là một người vô cùng nghiêm khắc.
  4. Bàn tay của Na mũm mĩm và trắng hồng.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 25: Bài đọc: Bay cùng ước mơ. Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ. Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay