Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 10: Kì diệu rừng xanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Kì diệu rừng xanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ

BÀI 10: KÌ DIỆU RỪNG XANH

ĐỌC: KÌ DIỆU RỪNG XANH

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc “Kì diệu rừng xanh” của ai?

A. Nguyễn Phan Hách.

B. Nguyễn Lữ.

C. Trần Đăng Khoa.

D. Tô Hoài.

Câu 2: Vì sao những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon?

A. Vì những cây nấm rất bé.

B. Vì mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

C. Vì cây nấm có nhiều màu sắc.

D. Vì chiếc nấm to bằng cái ấm tích.

Câu 3: “Rừng khộp” là rừng gì?

A. Là rừng ở ven sông.

B. Là rừng ngập mặn.

C. Còn gọi là rừng thưa với những cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô.

D. Là rừng trồng nhiều cây keo.

Câu 4: Những con chồn sóc được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Với chùm lông đuôi to đẹp.

B. Di chuyển nhanh như tia chớp.

C. Với bộ long màu nâu tinh xảo.

D. Với bộ màu sặc sỡ rực lên.

Câu 5: Khi bước vào khu rừng tác giả có cảm giác gì?

A. Lạc vào khu rừng đầy nấm.

B. Lạc vào thế giới thần bí.

C. Lạc vào thế giới mộng mơ.

D. Lạc vào ngôi nhà màu xanh.

Câu 6: Đâu là nhận xét  ĐÚNG về mỗi chiếc nấm?

A. Là một lâu đài mang màu vàng sặc sỡ.

B. Là một lâu đài có kiến trúc cổ.

C. Là một lâu đài đã bị bỏ hoang.

D. Là một lâu đài kiến trúc tân kì.

Câu 7: Những con vượn bạc má ôm con được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Chuyền chậm như con lười.

B. Chuyền nhanh như vũ bão.

C.  Chuyền nhanh như tia chớp.

D. Chuyền chậm như rùa.

Câu 8: Lá của rừng khộp hiện ra như thế nào?

A. Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

B. Lá xanh non như cảnh mùa mùa xuân.

C. Lá úa nhuộm vàng cả khu rừng.

D. Lá úa vàng như tiết trời chuyển đông.

Câu 9: Đâu là nhận xét SAI về con mang?

A. Có bộ lông màu vàng trắng.

B. Loài thú cùng họ với huơu, nai.

C. Sừng nhỏ, có hai nhánh.

D. Còn được gọi là hoẵng.

Câu 10: Mấy con mang vàng được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Hệt như chiếc lá đang vui chơi trên nền cỏ.

B. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá xanh.

C. Hệt như màu lá đang ăn cỏ non.

D. Hệt như lá úa mùa thu.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

A. Vì khu rừng có nhiều màu vàng của lá cây.

B. Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn.

C. Vì khu rừng có sắc vàng của nắng.

D. Vì khu rừng có màu vàng của những lâu đài nấm.

Câu 2: Nội dung chính của bài đọc “Kì diệu rừng xanh” là gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.

B. Ca ngợi vẻ đẹp lung linh huyền ảo của khu rừng.

C. Ca ngợi vẻ đẹp của thế giới loài nấm và tình cảm yêu mến của tác giả với khu rừng.

D. Ca ngợi vẻ đẹp những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả với những con vật đó.

Câu 3:  Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay