Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 4: BẾN SÔNG TUỔI THƠ

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo có đặc điểm gì sau đây?

A. Sáng tạo thêm chi tiết cho câu chuyện.

B. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.

C. Thay đổi tính cách và hành động của nhân vật.

D. Sáng tạo thêm rất nhiều nhân vật khác trong truyện.

Câu 2: Khi sáng tạo thêm cho câu chuyện, em cần lưu ý điều gì sau đây?

A. Thêm thắt càng nhiều chi tiết thì câu chuyện sẽ trở nên thú vị hơn.

B. Sáng tạo thêm thật nhiều nhân vật mới.

C. Không thay đổi kết thúc của câu chuyện.

D. Lựa chọn chi tiết sáng tạo, hấp dẫn và phù hợp với nội dung câu chuyện.

Câu 3: Khi đóng vai kể chuyện, em cần lưu ý điều gì?

A. Chọn đa dạng các cách xưng hô khi kể chuyện.

B. Kể và tả sự việc theo cảm xúc của bản thân em.

C. Cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật.

D. Thống nhất cách xưng hô là “tôi” trong mọi câu chuyện.

Câu 4: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm các chi tiết nào dưới đây?

A. Thêm thông tin giới thiệu.

B. Thêm miêu tả ngoại hình.

C. Thêm lời kể, lời tả.

D. Thêm miêu tả tính cách.

Câu 5: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

Câu chuyện đã đem đến bài học quý giá về việc phải biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài hoặc kết bài.

Câu 6: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh giống như một chuyến tàu thời gian đưa chúng ta trở lại thời thơ ấu với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài hoặc thân bài.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung câu chuyện.

B. Thay đổi cách kết thúc và làm thay đổi nội dung câu chuuyện.

C. Thay đổi các kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.

D. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 8: Làm thế nào để kể được một câu chuyện sáng tạo một cách chân thực?

A. Thay đổi diễn biến câu chuyện theo tưởng tượng.

B. Tưởng tượng mình đang tham gia vào câu chuyện.

C. Lồng ghép nhiều yếu tố kì ảo.

D. Lồng ghép nhiều chi tiết đối lập với ý nghĩa truyện.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đóng vai nhân vật kể chuyện có tác dụng như thế nào đối với câu chuyện được kể?

A. Giúp câu chuyện được mọi người yêu mến nhiều hơn.

B. Giúp câu chuyện được kể chân thực và sống động hơn.

C. Giúp câu chuyện dễ đọc, dễ hiểu hơn.

D. Giúp câu chuyện hay hơn, nhiều ý nghĩa hơn.

Câu 2: Vì sao cần nhớ lại câu chuyện trước khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Để ghi nhớ được diễn biến câu chuyện.

B. Để hồi tưởng lại nội dung, diễn biến và các nhân vật trong câu chuyện.

C. Để kể lại câu chuyện một cách chính xác nhất.

D. Để không nhầm lẫn tên các nhân vật trong câu chuyện.

Câu 3: Em cần chú ý những yếu tố nào của câu chuyện kể?

A. Nhân vật và diễn biến.

B. Lời thoại và nhân vật.

C. Bối cảnh, nhân vật và diễn biến.

D. Thời gian diễn ra câu chuyện.

Câu 4: Đâu không phải là một lựa chọn sáng tạo trong bài viết kể chuyện sáng tạo?

A. Sáng tạo thêm chi tiết.

B. Thay đổi kết thúc.

C. Thay đổi hoàn toàn tính cách nhân vật.

D. Đóng vai nhân vật.

Câu 5: Khi giới thiệu câu chuyện, bài viết cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Giới thiệu câu chuyện độc đáo, thể hiện được sự hiểu biết của người viết.

B. Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

C. Giới thiệu câu chuyện một cách hài hước, hóm hỉnh.

D. Giới thiệu câu chuyện một cách trang trọng, lịch sự.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Khi kể chuyện sáng tạo, người viết không được thay đổi yếu tố nào của câu chuyện?

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay