Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 6: NGÔI SAO SÂN CỎ
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Báo cáo công việc gồm mấy phần?
A. 3 phần. | B. 4 phần. | C. 6 phần. | D. 2 phần. |
Câu 2: Phần đầu báo cáo công việc bao gồm những thành phần nào?
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
B. Tên tổ chức.
C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức, địa điểm, thời gian viết báo cáo.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần chính của báo cáo công việc?
A. Tiêu đề.
B. Người nhận.
C. Tiêu ngữ.
D. Nội dung báo cáo.
Câu 4: Phần cuối trong báo cáo công việc gồm những nội dung nào?
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
B. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
C. Các công việc đã thực hiện.
D. Thời gian, địa điểm viết báo cáo.
Câu 5: Báo cáo công việc cần được trình bày như thế nào để dễ theo dõi?
A. Trình bày theo bảng biểu.
B. Trình bày theo sơ đồ tư duy.
C. Trình bày theo mục.
D. Trình bày bằng những đoạn văn dài.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc phần cuối của báo cáo công việc?
A. Tiêu đề.
B. Người nhận.
C. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
D. Nội dung báo cáo.
Câu 7: Bảng biểu trong báo cáo cần đáp ứng yêu cầu gì?
A. Nhiều màu sắc.
B. Nhiều cột thông tin.
C. Khoa học, đẹp mắt.
D. Ít cột thông tin.
Câu 8: Báo cáo công việc dùng để làm gì?
A. Ghi chép tên các thành viên thực hiện công việc.
B. Ghi chép thành tích.
C. Ghi chép các công việc trong quá trình thực hiện.
D. Ghi chép số liệu.
Câu 9: Đâu là người nhận trong phần chính của báo cáo công việc?
A. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
D. Thầy Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu Học Phan Bội Châu.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của báo cáo công việc?
A. Quốc hiệu.
B. Tiêu đề.
C. Địa điểm, thời gian viết báo cáo.
D. Tiêu ngữ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đâu là tên tổ chức trong phần đầu của báo cáo công việc?
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
C. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
D. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 2: Đâu là quốc hiệu trong phần đầu của báo cáo công việc?
A. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
B. Trường Tiểu Học Lam Sơn.
C. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
D. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Câu 3: Đâu là tiêu ngữ trong phần đầu của báo cáo công việc?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 6: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc