Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 23: Luyện tập về dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Luyện tập về dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC TẬP

BÀI 23: GIỚI THIỆU SÁCH DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP DẤU GẠCH NGANG

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu tên văn bản.

Câu 2: Câu văn nào dưới đây có chứa dấu gạch ngang?

A. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi có niềm đam mê hội họa từ nhỏ.

B. Nhờ những chuyến “du lịch” đó, Giuyn Véc-nơ đã viết nên nhiều truyện khoa học viễn tưởng.

C. Lu-i là người đã sáng tạo ra chữ nổi dành cho người mù.

D. Phong Nha – Kẻ Bàng có rất nhiều hang động kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?

Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau: 

Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu.

Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp.

Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây.

Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 4: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 5: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

– Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ.

– Giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 6: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Chú hề vội tiếp lời:

– Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

– Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều vậy… – Giọng công chúa nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

B. Đánh dấu các ý liệt kê và nối các từ trong một liên danh.

C. Nối các từ trong một liên danh và đánh dấu các ý liệt kê

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 7: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 8: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Tâm bảo An:

– Hoa phượng vĩ đã nở. Mùa hè đến thật rồi!

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 9: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Những vật dụng cần cho chuyến du lịch biển:

– Ba lô, giày thể thao.

– Quần áo bơi, kem chống nắng.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Câu 10: Dấu gạch ngang nào sau đây có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật?

A. – Thưa bác, than đắt lắm!

B. Chào bác! Em bé nói với tôi.

C. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã đi vào hoạt đông.

D. Thí sinh cuối cùng  một em bé có dáng chắc nịch với nước da rám nắng – vào phòng thi và bước tới gần bàn của ban giám khảo.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

A. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội – Huế – Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

B. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế – Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

C. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

D. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn – của nhà thơ Lê Nguyên.

Câu 2: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

Làm khung diều.

Đo và cắt áo diều.

Ráp các bộ phận của diều.

A. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

Làm khung diều.

– Đo và cắt áo diều.

Ráp các bộ phận của diều.

B. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

– Làm khung diều.

– Đo và cắt áo diều.

– Ráp các bộ phận của diều.

C. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

– Làm khung diều.

– Đo và cắt áo diều.

– Ráp các bộ phận của diều.

D. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện – 3 bước:

– Làm khung diều.

– Đo và cắt áo diều.

– Ráp các bộ phận của diều.

Câu 3: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 23: Luyện tập về dấu gạch ngang

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay