Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chíp chiu chiu! Xuân đến!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy

A. Chiu chiu.

B. Chim muông.

C. Róc rách.

D. Tức thì.

Câu 2: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

A. Ta.

B. Hoa.

C. Xao xuyến.

D. Con chim.

Câu 3: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

A. Ông Cụ.

B. Nhớ.

C. Sương.

D. Nhớ, Người.

Câu 4: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

A. Dân ta, đồng bào.

B. Hoàn toàn.

C. Độc lập, tự do.

D. Ham muốn, hoàn toàn, ai.

Câu 5: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần”.

A. Hồ Chí Minh.

B. Bác.

C. Ba lần.

D. Hồ Chí Minh muôn năm.

 Câu 6: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng”.

A. Từ.

B. Cái bống.

C. Cái bang.

D. Bãi sông.

Câu 7: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”.

A. Nhìn.

B. Sao trời.

C. Gió.

D. Chim.

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi 1 - 3:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nguyễn Đình Thi

Câu 1: Điệp ngữ “đây” trong “Trời xanh đây”, “Núi rừng đây” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc.

B. Nhấn mạnh sự to lớn, hùng vĩ của thiên nhiên.

C. Nhấn mạnh tình yêu đất nước.

D. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên.

Câu 2: Điệp ngữ “của chúng ta” trong đoạn thơ trên cócó tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh số lượng nhiều, phong phú.

B. Bộc lộ niềm tự hào về sự giàu có, thịnh vượng của đất nước.

C. Khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh.

D. Thể hiện tình yêu nước.

Câu 3: Điệp ngữ “những” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?

A. Ngợi ca sự giàu có, phát triển của đất nước.

B. Gợi vẻ đẹp giàu có của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào.

C. Gợi tả sự hùng vĩ của cảnh vật.

D. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên.

Câu 4: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc được miêu tả?

Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.

A. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, tràn ngập màu xanh bãi ngô, thảm cỏ.

B. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: xanh rất non tơ của đồng lúa, xanh thật đậm đà của bãi ngô, xanh đến mượt mà của thảm cỏ.

C. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh bãi ngô, màu xanh thảm cỏ.

D. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, làng quê tôi tràn ngập màu xanh bãi ngô, làng quê tôi tràn ngập màu xanh thảm cỏ.

Câu 5: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh hương thơm được miêu tả?

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay